Hội Thảo “The Seven Stages Of Complexity That Drives Business Organisations” Cho Cấp Lãnh Đạo, Quản Lý Của Các Doanh Nghiệp.

Các buổi hội thảo được hướng dẫn bởi Ông Nick Owen – chuyên gia tư vấn và huấn luyện từ Vương quốc Anh.

Từ ngày 7 – 10/3/2011, Talent Mind Education đã tổ chức các buổi hội thảo về đề tài “The Seven Stages of Complexity That Drives Business Organizations” cho đôi ngũ lãnh đạo và quản lý của các công ty ARICENT Vietnam, KMS Vietnam, TMA Solutions, và 10 doanh nghiệp đặt trụ sở tại Công viên Phần mềm Quang Trung.

Các buổi hội thảo do Ông Nick Owen – chuyên gia tư vấn và huấn luyện kinh nghiệm từ Vương quốc Anh – hướng dẫn.

Với sự chuyên nghiệp, kinh nghiệm quản lý và đào tạo sâu rộng, cùng với phần trình bày lôi cuốn, xúc tích và các họat động sôi nổi, Ông Nick Owen đã giúp đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp hiểu rõ các giai đọan phát triển trong quản lý, lãnh đạo con người, từ đó đưa ra những chiến lược và chính sách quản lý, động viên hiệu quả cho từng nhân viên trong công ty. Ông Nick Owen đã  chia sẻ với các nhà lãnh đạo, quản lý những thách thức trong quản lý con người mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Đề tài được dẫn dắt thông qua những câu chuyện và họat động nhóm đã đem lại sự hứng thú tham gia của học viên và thành công cho buổi hội thảo.

7 bí quyết thành công

Dù khởi nghiệp bằng việc bán nước chanh hay cắt cỏ, 25 triệu phú trẻ tuổi ở Mỹ đều có bảy điểm chung dẫn đến những thành công hôm nay. Đó là những gì Nick Tart, 22 tuổi, cũng là một triệu phú trẻ, nhận ra trong quá trình thực hiện cuốn sách 50 cuộc phỏng vấn những nhà kinh doanh trẻ tuổi: Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn bố mẹ bạn?

1. Hỗ trợ từ gia đình

Gia đình của cả 25 bạn trẻ không nghi ngờ gì về tham vọng của con cái mình. Các ông chủ trẻ chủ yếu nhận được hỗ trợ về mặt tình cảm hơn là kinh tế. Để khởi nghiệp, họ cũng vay mượn tiền từ gia đình nhưng nhanh chóng trả nợ. Một bạn trẻ nhận 10 USD từ bố mẹ để mua tên miền. Còn Emil Motycka, 21 tuổi, ký tên mượn tiền mua máy cắt cỏ giá 8.000 USD. Cả hai đã trả hết nợ trong vòng một năm.

2. Khởi đầu từ điều dễ làm

Họ bắt đầu với những ý tưởng có thể thực hiện được như viết blog hay cắt cỏ. Điều này đem lại sự tự tin và giữ được tiếng tốt với khách hàng. “Tôi nghĩ các bạn bây giờ làm việc thực tế hơn. Họ bắt đầu từ điều nhỏ để xây dựng tên tuổi trong giới kinh doanh” – Nick Tart nhận xét.

Juliette Brindak – 21 tuổi, người sáng lập trang web MissOAndFriends.com – đã nhận được nguồn tài trợ từ Proctor & Gamble sau tám năm duy trì trang web. Hiện công ty của cô đáng giá 15 triệu USD.

3. Siêng năng và không nản chí

Phần lớn những người kinh doanh đã vấp váp nhiều trước khi thành công. 25 triệu phú trẻ trên cũng không ngoại lệ. Adam Horowitz, doanh nhân 18 tuổi, đã lập 30 trang web trong ba năm trước khi thành công. Cuối cùng anh đã bán được những sản phẩm trị giá lên đến hàng trăm ngàn USD. Cách đây ba tháng, Adam nghĩ ra một sản phẩm có thể sinh lợi 1,5 triệu USD trong ba ngày. Điều này chẳng thể nào xảy ra nếu không có 30 lần thất bại trước.

4. Hi sinh tuổi thơ

Các bạn trẻ phải mất gì? Chỉ là tuổi thơ bình thường như những người cùng lứa tuổi, nhưng họ may mắn có quyền tự do để làm điều mình thích, bao gồm cả việc kinh doanh. Emil Motycka nhớ về nhiều lần từ chối lời rủ rê đi bơi của bạn bè để làm việc cắt cỏ. Bạn bè Emil không hiểu và chọc ghẹo cậu vì dành thời gian cho công việc thay vì vui chơi. Những gì Emil từng làm đã được trả công xứng đáng. Anh hiện sở hữu một căn nhà mà bạn bè thường xin được đến chơi.

5. Không được động viên

Phần lớn trong số 25 triệu phú trẻ được phỏng vấn đã không được động viên từ bạn bè và thầy cô. Catherine Cook, người sáng lập MyYearbook.com, từng được bảo là trang web của cô không bao giờ có hơn 3 triệu thành viên. Và cô đã chứng minh dự đoán đó là sai lầm. Hiện trang web của cô có 22 triệu người đăng ký.

6. Phân biệt giữa công việc và đời tư

Cả 25 triệu phú trẻ đều không dùng tên thật của mình trong kinh doanh. Đó là cách bảo toàn danh tính và giữ kín đời tư. Catherine âm thầm làm việc trên trang web của mình sau khi bạn cùng phòng đi ngủ. Cô muốn giữ sự nghiệp cho riêng mình và tách rời với cuộc sống riêng tư. Những doanh nhân trẻ không muốn nhiều người biết họ kiếm được tiền triệu bởi sợ bị những người bạn “không chân chính” lợi dụng.

7. Sinh ra để kinh doanh

Các triệu phú trẻ đều tập tành kinh doanh từ rất nhỏ. Michael Dunlop bắt đầu bằng việc bán thẻ Pokémon. Keith J. Davis bán kẹo cao su cho bạn cùng lớp dù nhai kẹo trong giờ học là một điều cấm kỵ. Andrew Fashion biến những cây bút chì bấm thành bệ phóng tên lửa đồ chơi rồi bán lấy lời.

Bằng kinh nghiệm kinh doanh từ nhỏ và những lần đứng lên sau va vấp đầu đời, họ đã trở thành những triệu phú trẻ như hôm nay.

Nghệ thuật quản lý thời gian cho người đi làm

Hàng tá công việc, hàng đống tài liệu luôn chực chờ bạn giải quyết. Bạn luôn trong tình trạng đầu bù tóc rối chạy đua với thời gian mà vẫn không thể hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Công việc của bạn quá nhiều hay bạn chưa quản lý được thời gian?

Hãy luôn đi trước thời gian

Nhiều nhân viên công sở than thở rằng, khối lượng và lịch làm việc quá nặng làm họ luôn phải chạy đua với thời gian. Thời gian được ví như con thoi, làm sao có thể chạy đua với nó được. Hãy luôn đi trước thời gian một bước, bạn mới có thể quản lý được nó.

Đi trước thời gian, có nghĩa là sớm có kế hoạch cụ thể, thời gian biểu cụ thể cho từng công việc của bạn. Nếu bạn không dành buổi sáng của ngày mới để thư giãn, lấy hứng thú cho công việc bằng một tách cafe, một tờ báo yêu thích mà lại dùng nó để lập kế hoạch cho ngày hôm ấy, e rằng đã quá trễ để giải quyết những rắc rối nảy sinh. Hãy dùng thời gian cuối buổi làm việc ngày hôm trước để lập kế hoạch cho ngày hôm sau, bạn sẽ luôn đón đầu được mọi vấn đề và thời gian sẽ luôn phải chạy sau lưng bạn.

Sử dụng công cụ hỗ trợ

Nhiều người chỉ quen lập kế hoạch bằng cách nhẩm trong đầu những việc cần làm, hay ỷ lại vào cái đầu của mình để ghi nhớ những công việc được giao. Điều này dễ dẫn đến thiếu xót trong công việc. Hãy luôn có bên mình một quyển lịch bàn, một sổ ghi chú nhỏ. Tập thói quen ghi chú tất cả mọi thứ. Dùng đồng hồ báo thức, có thể là từ điện thoại hay PDA để nhắc nhở những thời điểm cần kết thúc công việc trong ngày. Bạn sẽ giải phóng trí não khỏi những lo lắng không cần thiết nhờ những công cụ hỗ trợ đơn giản nhưng rất đắc lực này.

Lập kế hoạch thật logic

Lập kế hoạch sao cho phù hợp với bản thân cũng là một nghệ thuật. Bạn nên dành một khoảng thời gian kha khá để tập trung lập một kế hoạch thật đầy đủ và chi tiết. Bạn cần ưu tiên những việc cần giải quyết ngay, phân loại việc nhỏ và việc quan trọng, phức tạp. Bạn cũng nên hiểu rõ nhịp sinh học của mình thường tập trung nhất vào lúc nào, hay mệt mỏi vào giờ nào để sắp xếp công việc cho phù hợp. Ngoài ra, còn phải chú ý đến vấn đề không gian, nếu đặc thù công việc của bạn cần phải di chuyển nhiều nơi, hãy sắp xếp sao cho tiện đường nhất, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Bạn cần hiểu rõ từng công việc phải làm, giải đáp ngay những thắc mắc để tránh gián đoạn trong lúc giải quyết công việc. Lập kế hoạch cho hàng tá công việc sao cho phù hợp cả về không gian, thời điểm mà vẫn đảm bảo theo kịp tiến độ làm việc của mọi người là cả một vấn đề. Vì vậy, đừng tiếc một chút thời gian lập kế hoạch để đổi lại sự thanh thản thư thái trong quá trình làm việc của mình.

Kỷ luật với bản thân

Hãy gỡ bỏ những trò chơi giải trí trên máy tính, đoạn tuyệt với chương trình chat trong lúc làm việc. Thiếu thời gian nhưng có thể bạn vẫn đang lãng phí. Nếu bạn cần tập trung làm việc hay nghiên cứu các tài liệu, hãy vứt bỏ những suy nghĩ về câu chuyện đang tán dở với cô đồng nghiệp dễ thương hay tiếc nối về một trò chơi xếp hình mà mình sắp phá kỷ lục. Những cám dỗ linh tinh ấy sẽ âm thầm làm chậm nhịp độ làm việc của bạn đấy.

Tự tăng năng suất của mình

Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể khỏe mạnh. Bạn hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, siêng năng tập thể dục mỗi buổi sáng để luôn có đủ sức chịu đựng mà chạy trước thời gian. Một góc làm việc ngăn nắp, gọn gàng không những tăng cảm hứng làm việc của bạn mà còn giúp bạn không bị gián đoạn công việc vì thất lạc một cây bút hay giấy tờ quan trọng.

Làm việc không mệt mỏi, luôn hứng thú với công việc và mọi chuyện diễn ra trôi chảy sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng chạy đua với thời gian. Bạn sẽ không còn phải mang việc về nhà, sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình hay theo học một khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ hay tin học ngoài giờ làm việc. Có thể nói, quản lý, nắm bắt được thời gian là chiếc chìa khóa quan trọng nhất trong sự thành công của bạn đó.

Nghệ thuật khích lệ nhân viên

Tại nhiều nước trên thế giới, một người đi làm có nghĩa là anh ta s đủ nuôi vợ con, đủ sống một cuộc sống với nhiều tiện ích và phúc lợi, đủ trả cho các khoản nợ ngân hàng khi mua nhà và ôtô trả góp. Và khi anh ta mất việc, anh ta sẽ phải đứng trước rất nhiều nguy cơ như không đủ nuôi vợ con, nhà và ôtô bị tịch thu… Nhưng tại Việt Nam, giá nhân lực tại các Công ty trong nhiều ngành nghề cũng sàn sàn như nhau. Vì vậy, việc nhân sự ra đi là điều thường xuyên xa ra ở nhiều doanh nghiệp. Và những doanh nghiệp ấy sẽ mất nhiều chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tinh thần làm việc của các nhân viên còn lại bị ảnh hưởng, năng suất làm việc toàn Công ty sẽ giảm do có nhiều vấn đề nảy sinh khi thay đổi cơ cấu nhân lực.

Vậy thì, ngoài thu nhập của nhân viên, nhà quản lý phải biết khích lệ và giữ chân nhân viên. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cách không mất tiền để lấy lòng nhân viên, làm cho nhân viên phấn chấn làm việc và trung thành với doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu những rủi ro.
Chia sẻ thông tin

Có nhiều giám đốc thường giấu đi những điểm yếu của Công ty mình để đỡ xấu hổ hoặc che đậy thông tin dễ chứng tỏ quyền lực và khả năng. Những nhà quản lý giỏi đều hiểu rằng, thông tin của doanh nghiệp càng dược chia sẻ nhiều càng tốt. Khi nhân viên biết các thông tin cần thiết, họ sẽ cảm thấy mình phải có trách nhiệm với Công ty. Khi nhân viên biết điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, họ sẽ tìm cách khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Khi nhân viên biết nhiều về Công ty, khách hàng, đối tác, họ sẽ ít làm sai hơn và điều ấy quý giá vô cùng.
Khen công khai, phê bình “kin kín”

Tới Công ty, bạn có thể để chỗ này một câu biểu dương, chỗ kia một câu khen ngợi, làm nhân viên nở nang mặt mũi. Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ phấn chấn, tăng khả năng chịu đựng sức ép công việc, năng suất của họ sẽ tăng lên. Công khai thưởng, công khai khen ngợi, công khai đề bạt nhưng phê bình kín, khiển trách kín. Có Công ty họp toàn thể nhân viên văn phòng chỉ để khen ngợi và thưởng cho một vài cá nhân mấy trăm nghìn đồng. Số tiền không lớn nhưng được khen thưởng trước mặt hàng chục, hàng trăm người khác khiến nhân viên vui sướng và hãnh diện. Việc phê bình kín đáo hoặc sẵn sàng rộng lượng với các sai sót nhỏ sẽ làm cho nhân viên nể phục lãnh dạo và cố gắng làm tốt hơn. Rất nhiều nhân viên đã ra đi khi họ làm nhiều việc tốt mà không có khen thưởng gì hay bỏ việc ngay sau khi bị phê bình trước nhiều đồng nghiệp khác.
Quan tâm đến những chi tiết nhỏ

Nếu bạn không đủ sức nhớ rõ, bạn phải có một thư ký đề nhớ những ngày sinh nhật, thậm chí cả ngày cưới hai ngày giờ song thân của nhân viên. Lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên sẽ tạo nên mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Mối quan hệ đó không những khiến nhân viên làm việc không vì tiền mà còn khiến họ làm việc đặc biệt tốt. Một nhân viên đến nhà Giám đốc để chúc Tết, khi ra về, vị Giám đốc này cầm một chiếc khăn ra sân để lau yên xe máy của nhân viên bị ướt do mưa phùn. Chi tiết nhỏ nhưng có tác động to lớn! Một Giám đốc biết rằng trong Công ty mình có nhiều người nghiện thuốc và thay bằng những cuộc họp kéo dài cả buổi thì cho nghỉ một, hai lần, điều ấy cũng khiến nhân viên cảm kích trong lòng. Hay việc lãnh dạo thỉnh thoảng rủ nhân viên đi ăn trưa và tán gẫu. Điều này làm nhân viên vinh dự, họ sẽ có cảm giác hạnh phúc, thấy mình có năng lực, dược coi trọng và tán thưởng. Tất cả các nhân viên đều cần sự quan tâm và cảm giác vinh dự đó.
Không áp đặt mà cho nhân viên cơ hội tự đề ra mục tiêu

Nếu nhân viên được tự đặt ra mục tiêu, họ sẽ nổ lực nhiều lần để hoàn thành kế hoạch của chính bản thân mình. Tất nhiên, không phải khi nào cũng có thẻ áp dụng điều ấy. Có nhiều nhân viên đặt ra mục tiêu quá viển vông hoặc quá dễ dàng. Việc hài hoà được các yếu tố này rất cần nghệ thuật lãnh đạo của nhà quản lý. Nhưng thực ra, những nhà quản lý có kinh nghiệm đều hiểu rằng, mục đích thực của việc cho nhân viên tự đặt mục tiêu là: làm cho nhân viên thực hiện mục tiêu của chính mình.

Làm người lãnh đạo Công ty hay một bộ phận, nhà quản lý phải dùng chí tiến thủ của nhân viên để thực hiện mục tiêu kinh doanh, rất cần những nhân lực chủ chốt, lâu dài. Nếu không khích lệ, tinh thần nhân viên sẽ sa sút. Công việc không hiệu quả, mục tiêu của nhà quản lý và doanh nghiệp đổ vỡ, doanh nghiệp phải liên tục tuyển dụng, đối thủ cạnh tranh thu hút nhân lực là doanh nghiệp sẽ bị lộ thông tin cũng như có thể mất khách hàng. Vì thế, ngoài những vật chất thông thường, việc khích lệ nhân viên hay đưa đến cho nhân viên những củ cà rốt không mất tiền là rất cần thiết. Nếu nhà quản lý là nghệ sĩ trong lĩnh vực ấy, chắc chắn doanh nghiệp sẽ thành công.

Để không là “kẻ ngốc” nơi công sở

Hài hước là một trong những yếu tố cần thiết để kết bạn cũng như xây dựng mối quan hệ nơi công sở… Tuy nhiên, những trò đùa đi quá giới hạn có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ với đồng nghiệp và tệ hơn nữa là bạn sẽ có biệt danh “kẻ ngốc”.

Do đó, bạn cần tránh những hành động, trò đùa có thể khiến đồng nghiệp tức giận. Dưới đây là một số hành động như vậy:

1. Thường xuyên chia sẻ thông tin cá nhân

Ai cũng biết rằng một cuộc nói chuyện cởi mở về những vấn đề thường ngày sẽ giúp mọi người gần gũi hơn. Và đặc biệt, vì bạn dành tới 8 tiếng một ngày bên đồng nghiệp nên nó là cơ sở để tìm hiểu cũng như chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống cá nhân của nhau. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải thể hiện quá nhiều như kể lại chi tiết tình sử hẹn hò, nụ hôn đầu tiên, lần tranh cãi gần nhất với gia đình hoặc liệt kê mọi thứ bạn mua khi đi siêu thị… Tuỳ thuộc vào mức độ thường xuyên và những gì nói ra, bạn còn có nguy cơ trở thành người “bị ghét nhất” văn phòng/ công ty.

2. Hành động thoải mái như ở nhà

Có thể nói công sở như ngôi nhà thứ 2 của bạn và thật tốt nếu bạn cảm thấy thoải mái ở nơi làm việc. Nhưng tránh để sự thoải mái này đi quá giới hạn. Đừng khiến công việc bị ảnh hưởng bởi bạn thích cập nhật thông tin trên Facebook hơn là giải quyết những việc cần làm. Nhiều công ty có chương trình quản lí sử dụng Internet, email và có thể dễ dàng phát hiện ra những nhân viên làm việc kém năng suất. Ngoài ra, đồng nghiệp cũng nhận thức được thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp khi bạn thường xuyên lướt web không liên quan tới công việc hoặc gọi điện ” buôn chuyện ” với bạn bè trong giờ làm việc. Nếu cứ tiếp tục hành động thoải mái như ở nhà, chắc chắn bạn sẽ sớm nằm trong danh sách “đen” của sếp.

3. Quá phụ thuộc vào công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho mọi mặt cuộc sống trở nên đơn giản hơn. Nhưng nếu lạm dụng công nghệ, bạn có thể khiến mọi việc rắc rối hơn. Ví dụ, bạn gửi hàng loạt email, tin nhắn chỉ để hỏi những vấn đề đơn giản, thậm chí đã biết câu trả lời, sẽ khiến đồng nghiệp khó chịu. Trong trường hợp có chuyện phức tạp hơn, bạn hãy gọi điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp thay vì gửi những tin nhắn vụn vặt.

4. Trở thành người ba hoa nơi công sở

Bạn có quyền giới thiệu những kĩ năng và thành công của mình nhưng đừng nói quá lên hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, để ý đồng nghiệp và báo lại với sếp những tật xấu của họ cũng là việc không nên. Bạn sẽ gây ấn tượng tốt khi là một nhân viên có những quyết định thông minh và năng suất nổi bật hơn là một người chuyên đi soi mói đồng nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng nên báo cáo với người quản lí về những gì đang diễn ra trong văn phòng nếu nó ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành dự án hay năng suất của cả phòng.

5. Khéo nịnh sếp và phớt lờ cấp dưới

Không ai thích kẻ nịnh bợ hay người giả dối. Do đó, hãy suy nghĩ kĩ trước khi dùng lời lẽ để gây ấn tượng với sếp hoặc phớt lờ những người có vị trí thấp hơn của bạn. Thêm nữa, tránh thiên vị cho đồng nghiệp những nhiệm vụ béo bở trong khi giao cho nhân viên cấp dưới công việc vụn vặt. Bạn sẽ chỉ được kính trọng và yêu mến khi đối xử với mọi người, từ chủ tịch tới người trợ lí, một cách nhã nhặn và công bằng như nhau.

6. Dù ốm vẫn đến cơ quan

Bạn muốn thể hiện tình yêu công việc bằng cách xuất hiện ở cơ quan ngay cả khi bị ốm. Nhưng điều đó có thể không được đồng nghiệp hoan nghênh. Năng suất, hiệu quả công việc của bạn bị ảnh hưởng và đồng nghiệp có nguy cơ bị nhiễm bệnh từ bạn, hoặc ít nhất cũng thấy bực mình khi làm việc bên cạnh một người ho liên tục. Cách giải quyết tốt nhất là bạn nên ở nhà và nghỉ ngơi hoặc làm việc ở khu vực không ảnh hưởng tới người khác.

Be an Effective Listener!

Five educated, successful professional women are car-pooling to a seminar. It’s a two hour drive. The din inside the vehicle is reminiscent of an orchestra tuning up. Several women are talking at once — each with an idea to express concerning the issue under discussion. When any of the women is determined to make a point, she cranks up her volume, trumping competing ideas with decibel power.

Are any of these women listening? Can they repeat back or summarize the ideas of the other women in the car? Probably not. And if not, what’s the point? Competition? Catharsis? Communication it’s not — without listening there is no communication.

Listening Is a Master Skill

Listening is rarely taught in schools because educators (along with almost everyone else) assume listening is tantamount to breathing — automatic. But effective listening is a skill. Like any other skill, competency in listening is achieved through learning and practice. The scarcity of good listeners is self-perpetuating; if you didn’t have good listeners to learn from and (especially) models to emulate, you probably didn’t master this “master” skill. Instead, you learned whatever passed for listening in your environment: distracted half-attention, constant interruptions, multi-layered, high-volume, talk-fest free-for-alls with little listening at all.

Barriers to Listening

Listening takes time or, more accurately, you have to take time to listen. A life programmed with back-to-back commitments offers little leeway for listening. Similarly, a mind constantly buzzing with plans, dreams, schemes and anxieties is difficult to clear. Good listening requires the temporary suspension of all unrelated thoughts — a blank canvas. In order to become an effective listener, you have to learn to manage what goes on in your own brain. Technology, for all its glorious gifts, has erected new barriers to listening. Face-to-face meetings and telephone conversations (priceless listening opportunities) are being replaced by email and the sterile anonymity of electronic meeting rooms. Meanwhile television continues to capture countless hours that might otherwise be available for conversation, dialogue, and listening.

Other barriers to listening include:

  • worry, fear, anger, grief and depression
  • individual bias and prejudice
  • semantics and language differences
  • noise and verbal “clutter”
  • preoccupation, boredom and shrinking attention spans

Listening Out Loud

A good listener is not just a silent receptacle, passively receiving the thoughts and feelings of others. To be an effective listener, you must respond with verbal and nonverbal cues that let the speaker know — actually prove — that you are listening and understanding. These responses are called feedback.

Verbal feedback works best when delivered in the form of brief statements, rather than questions. (Your questions usually get answered if you wait.) Statements allow you to paraphrase and reflect what you’ve heard, which affirms the speaker’s success at communicating and encourages the speaker to elaborate further or delve more deeply into the topic. Meaningful exchanges are built on feedback.

In order to accurately feed back a person’s thoughts and feelings, you have to be consciously, actively engaged in the process of listening. Hearing a statement, you create a mental model, vicariously experiencing what the speaker is describing, feeling the speaker’s feelings through the filters of your own humanity and experience.

Ten Steps to Effective Listening

  • Face the speaker and maintain eye contact.
  • Be attentive yet relaxed.
  • Keep an open mind.
  • Listen to the words and try to picture what the speaker is saying.
  • Don’t interrupt and don’t impose your “solutions.”
  • Wait for the speaker to pause to ask clarifying questions.
  • Ask questions only to ensure understanding of something that has been said (avoiding questions that disrupt the speaker’s train of thought).
  • Try to feel what the speaker is feeling.
  • Give the speaker regular feedback, e.g., summarize, reflect feelings, or simply say “uh huh.”
  • Pay attention to what isn’t said — to feelings, facial expressions, gestures, posture, and other nonverbal cues.

Listening is a precious gift — the gift of time. It helps build relationships, solve problems, ensure understanding, resolve conflicts, and improve accuracy. At work, effective listening means fewer errors and less wasted time. At home, it helps develop resourceful, self-reliant kids who can solve their own problems. Listening builds friendships and careers. It saves money and marriages.

5 Kỹ Năng Mềm Cần Có Trong Mọi Cuộc Phỏng Vấn

Trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào, nhà tuyển dụng cũng đều tìm kiếm và ưu tiên cho những ứng viên có nhiều “kỹ năng mềm”. Vì đó là những khả năng thuộc về năng khiếu vốn có của mỗi cá nhân, qua thời gian làm việc nó được mài giũa để tiến bộ hơn, phù hợp cho tất cả mọi công việc.

Trong bài viết này sẽ bàn luận đến 5 kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng hay chú ý trong mọi cuộc phỏng vấn.

1. Kỹ năng tổ chức

Trừ phi bạn nộp đơn cho một công việc như một nhà khoa học điên rồ thì mới không cần đến kỹ năng tổ chức. Tổ chức là một kỹ năng cần thiết cho bất cứ công việc nào. Những nhà tuyển dụng có khả năng phán đoán được một cá nhân có thể xử lý rất nhiều công việc cùng lúc như thế nào thông qua quá trình phỏng vấn.

Cách tốt nhất để trình bày kỹ năng này là: Ăn mặc chuyên nghiệp và gọn gàng khi đi phỏng vấn. Hãy giữ những vật cần thiết hay những tài liệu trên tay nếu bạn nghĩ rằng chúng thích hợp cho cuộc phỏng vấn. Những thứ như: bút, giấy tờ, bản sơ yếu lý lịch, hay danh thiếp phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển. tổ chức những suy nghĩ của bạn trước khi phỏng vấn. Chuẩn bị trả lời những câu hỏi phỏng vấn tiêu biểu, điều đó sẽ phản ánh một ý thức về một thái độ thiện ý, sẵn sàng với công việc.

2. Khả năng bình luận có logic

Không ai muốn thuê một nhân viên lười suy nghĩ trong công việc. Nếu không, họ mua một người máy có lẽ tốt hơn. Hầu hết nhà tuyển dụng đều muốn những ứng viên có thể suy nghĩ bằng trí óc của họ và phản ứng lại. Họ đang tìm kiếm những người mà sẽ không khóc lóc với mỗi bước lùi nhỏ. Họ tìm kiếm ứng viên có khả năng giải quyết tốt mọi vấn đề. Có khả năng phê bình một cách chín chắn, cũng đồng nghĩa rằng bạn có thể đi xuyên qua được mọi chướng ngại trong công vịêc.

Cách tốt nhất để thể hiện kỹ năng này là: Trước phỏng vấn, chuẩn bị một danh sách những câu chuyện hoặc những công việc mà bạn đã từng làm qua, có yêu cầu về khả năng bình luận có logic để giải quyết một vấn đề khó khăn nào đó. Chờ khi thích hợp, hãy mang những chuẩn bị ấy trình bày trong lúc phỏng vấn. Cách bạn thể hiện thông qua việc trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Hãy để người phỏng vấn hiểu được khả năng của bạn thông qua quá trình đáp lại các câu hỏi.

3. Kỹ năng phát biểu

Chứng sợ nói hay sợ hãi khi phát biểu trước đám đông thường gặp ở những người không chuẩn bị và thiếu tự tin, nên đòi hỏi phải làm một sự tác động mạnh cho những yêu cầu kỹ năng này. Trừ khi bạn truyền đạt ý tưởng của mình tới người khác một cách hiệu quả, thì có lẽ bạn đã trở thành một người rất tự tin. Đây là cách chính xác giải thích vì sao những nhà tuyển dụng luôn yêu cầu mỗi cá nhân phải có khả năng truyền đạt tốt, thường để phát biểu trước công chúng.

Cách tốt nhất để thể hiện khả năng này là: thực hành cách nói, hoặc trả lời những câu hỏi phỏng vấn qua gương khi ở nhà. Như thế sẽ kiểm soát được giọng điệu của bạn lúc phát biểu, và để bạn nhìn thấy được những tư thế ứng xử không hợp lý lúc bạn thực hành qua gương. Thực hành cuộc phỏng vấn với một người bạn, qua đó bạn có thể học cách giữ bình tĩnh khi đối mặt với người phỏng vấn. Điềm tĩnh và luôn duy trì mắt trực chỉ với người đối diện. Sẽ rất khó khăn nếu bạn bất đồng ý kiến với một người tự tin và đầy kinh nghiệm như nhà tuyển dụng. Một khi bạn có sự tự tin thì bạn sẽ cầm chắc được nước cờ chiến thắng.

4. Khả năng làm việc nhóm và độc lập

Cùng với việc có khả năng truyền đạt những ý tưởng tốt của riêng bạn, thì bạn cũng phải có khả năng tiếp thu những ý kiến của người khác và có khả năng xây dựng nhóm làm việc với họ. Nhiều công ty cần những người có khả năng cộng tác tốt: những người mà sẽ làm vịêc chăm chỉ để tăng hiệu quả công việc vừa cho nhóm vừa cho chính bản thân họ.

Cách tốt nhất để thể hiện kỹ năng này là: Cũng như trong trường hợp của kỹ năng bình luận có logic, thật là một ý tưởng tốt để chuẩn bị một danh sách với những minh chứng, trong đó bạn là một phần kết quả thành công của nhóm. Những minh chứng này có thể không cần phải đưa vào CV của bạn, nhưng bạn cần phải thể hiện nó khi đối mặt với cuộc phỏng vấn. Khi có thể, hãy trình bày những thành tích của bạn trong việc làm nhóm. Đặc biệt, tốt hơn nếu bạn thể hiện khả năng công tác, phân công và dẫn dắt tốt trong việc làm nhóm.

Đừng lo ngại khi đề cập đến những rắc rối mà nội bộ nhóm mắc phải và bạn đã tìm cách vượt qua. Trong một nhóm không có sự đồng tình 100%, sẽ có một vài cá nhân bất đồng quan điểm trong một lúc nào đó. Việc có khả năng để làm việc xuyên qua những vấn đề khó khăn và đi đến kết quả tốt đẹp là một thành công to lớn.

5. Khả năng đảm trách nhiều công việc

Những nhà doanh nghiệp luôn vui mừng khi điều khiển được việc hạ thấp những phí tổn, và cách tốt nhất để làm được điều này là thuê những nhân viên có khả năng làm được nhiều công việc hơn mức bình thường. Đó thường là trường hợp mà một nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả gấp đôi người khác. Những nhân viên này được trả lương theo giờ làm việc của họ, và những nhà tuyển dụng muốn có được một năng suất làm việc vượt mức những gì mà họ trả. Một nhân viên có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ cùng lúc là ứng viên được nhà tuyển dụng chú ý.

(Nguồn: hrc.vn)

About Us

Talent Mind Education develops training solutions for organisations to improve working skills and competence of organisation’s manpower.

We provide a wide range of professional working skill training and coaching programs to different target groups, including senior management levels and staff levels of organizations, and college & university students.

Training approach of Talent Mind Education

Our training approach focuses on providing:

  • A comprehensive training needs analysis of each organization;
  • Customised training solutions to best meet an organisation’s current situation;
  • Interactive course delivery with many exercises, case-studies, games and demo video clips;
  • An action plan and post-training assessment for each learner.

Management board of Talent Mind Education

Our management board has rich experience in corporate training, coaching, and management for many local and foreign companies in different industries. We are enthusiastic and committed to our high quality services, and human resource training & development programs.


Advisory Board of Talent Mind Education

Prof. Nick Owen, United Kingdom

Director of Nick Owen Associates Ltd, United Kingdom

Associate Professor, De Baak Development Centrum, Noordwijk, The Netherlands

Visiting Professor, CEDEP/INSEAD, Fontainebleau, France

Author of three best-selling books and several other publications:

  • The Salmon of Knowledge: Stories for Work, Life, the Dark Shadow, & Oneself, Crownhouse, UK, 2009
  • More Magic of Metaphor: Stories for Leaders, Influencers and Motivators, Crownhouse, UK, 2004
  • The Magic of Metaphor: 77 Stories for Teachers, Trainers, and Thinkers, Crownhouse, UK, 2001

Nick Owen’s international experience as consultant, coach, company director, theatre director, and leader working across and within multi-cultural and inter-cultural contexts has fully persuaded him into the belief that the key to any successful enterprise, whether big or small, is getting the best out of all the people involved, and that the development of the so-called ‘soft skills’ within organisations are for many the hardest skills to develop. Much of Nick’s work involves supporting ‘experts’ to let go of their expertise and see a bigger and more widely systemic picture; in other words shifting from an expert mindset, to a manager mindset, and ultimately to a leader mindset.

Nick Owen has developed and delivered many training programmes for global corporations including Aviva, Zurich, Oracle, HSBC, Shell Oil, CNN News, AON, and SABMiller as well as other major organisations in the technology, financial services, health, and public sectors over countries in Europe, Asia, Latin America, and Africa.

Trainer Team of Talent Mind Education

Our trainers and collaborators have rich experience in management, leadership and organizational operation for several multinational and local companies. They have worked in different areas such as information technology, telecommunications, electric – electronics, human resources, sales and distribution services, etc. Most of them have Ph.D., MSc, MBA degrees, and strong knowledge and practical experiences in their training areas.