Thuyết trình trước đám đông

Đứng trước đám đông, để thành công, bạn phải là người làm chủ mọi tình huống…

Đến sớm kiểm tra địa điểm để chắc chắn chỗ ngồi của khán giả cùng với những thiết bị như bảng trắng, bảng đen, ánh sáng, vị trí màn hình máy chiếu, hệ thống âm thanh…đều có lợi cho bạn. Đồng thời có thể làm quen với khán giả. Chào một vài người khi họ đến. Nói chuyện với một nhóm bạn chắc chắn sẽ dễ hơn với những người xa lạ.

Nhận biết đòi hỏi của thính giả và đáp ứng chính xác những nhu cầu ấy trong nội dung buổi nói chuyện. Nắm vững thông tin BẠN SẼ TRÌNH BÀY. Sắp xếp những gì bạn phải nói trong một trình tự HỢP LÝ. Hãy LÀM bài THUYẾT TRÌNH lôi cuốn ĐỂ ĐÁNG VỚI thời gian và sự chú ý của khán giả. TẬP bài thuyết trình ở nhà hoặc bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái, trước gương, gia đình MÌNH, bạn bè hay đồng nghiệp. Sử dụng một máy ghi âm và lắng nghe CHÍNH MÌNH. Ngoài ra có thể quay phim phần trình bày và phân tích kỹ lưỡng để thấy được điểm mạnh điểm yếu của bản thân . Cố gắng phát huy ưu điểm trong suốt thời gian trình bày.
Khi nói chuyện trước đám đông, bạn như một diễn viên đang diễn trên sân khấu vậy. Bạn được nhìn nhận như nào là rất quan trọng. Hãy ăn mặc phù hợp với dịp đó. Trông phải thoải mái, nhiệt tình, hãnh diện,tự tin nhưng không tự kiêu. Giữ bình tĩnh. Cố tỏ vẻ thoải mái dù bạn có căng thẳng đến mấy. Nói chậm, phát âm rõ, biểu lộ cảm xúc hợp lí với những điều bạn trình bày. Thiết lập mối liên hệ với thính giả. Cố gắng nói đủ lớn để người ngồi xa nhất cũng có thể nghe thấy. Thường xuyên thay đổi âm điệu của bạn và kịch tính hoá nếu cần thiết. Nếu dùng mic, hãy điều chỉnh mic và giọng nói cho phù hợp.

Ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng. Thính giả thích bạn đứng, đi lại hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã được chuẩn bị từ trước. Hãy sử dụng những thiết bị hỗ trợ âm thanh-hình ảnh hay đạo cụ nếu cần thiết. Nắm chắc cách sử dụng những phần mềm thuyết trình như Power Point. Đừng làm thính giả lóa mắt bằng cách dùng quá nhiều hình ảnh động, đọa âm thanh hay màu sắc loè loẹt không phù hợp với chủ đề.

Nói một cách thuyết phục như thể chính bạn thực sự tin vào những gì bạn đang nói. Nội dung bạn đưa ra cũng nên có những phần giống như trong một tài liệu nghiên cứu, cụ thể là trình tự logic từ Mở bài (đưa ra luận điểm) đến Thân bài (luận điểm chặt chẽ, thông tin chính xác và mới nhất) tới Kết luận ( nêu lại luận điểm, tóm tắt và kết luận hợp lý).

Không nên nhìn giấy quá lâu, nhưng thỉnh thoàng liếc qua thì chấp nhận được. Nói dõng dạc, rõ ràng và tự tin. Không được lí nhí. Nếu bạn mắc lỗi, sửa, và tiếp tục. Không cần phải viện cớ này nọ hay xin lỗi rườm rà.

Dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: nhìn thẳng vào mắt một vị thính giả trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông, và thình thoảng liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào vấn đề

Nói chuyện với khán giả, lắng nghe câu hỏi, đáp lại phản ứng của họ, điều chỉnh và thích nghi. Nếu những gì bạn chuẩn bị hoàn toàn không thể làm cho người nghe hiểu, hãy tùy cơ ứng biến thay đổi kế hoạch nếu bạn đã lường trước được điều này. Nhớ rằng giao tiếp là chìa khoá của một buổi nói chuyện thành công. Nếu bạn thiếu thời gian, nên biết phần nào có thể bỏ qua. Nếu bạn thừa thời gian, nên biết thông tin nào cần bổ sung để bài thuyết trình hiệu quả hơn. Hãy luôn chuẩn bị cho những tình huống đột xuất.

Tạm dừng. Để chính bạn và thính giả có một chút thời gian để suy nghĩ và nghiền ngẫm. Đừng trình bày vội vã và để rồi người nghe cũng như chính bạn có cảm giác hết hơi mệt lử.

Thêm chất hài hước vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực. Giữ sự quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó  tẻ nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.

Nên biết thời điểm ngừng diễn thuyết. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để tính thời gian khi bạn tập dượt ở nhà. Khi kết thúc bài thuyết trình, tóm tắt những ý chính giống như khi viết phần kết của một bài thuyết trình. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, có một sự khác biệt giữa những từ  trong văn nói và những từ trang trọng trong văn viết. Dừng bài thuyết trình với một nhận định thú vị hay một nút thắt phù hợp với vấn đề. Hãy lưu lại trong lòng người nghe một ấn tượng tốt và cảm giác hoàn hảo. Không giảng giải dông dài những nhận định cuối ấy. Cảm ơn họ và ngồi xuống.

Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

Nghệ thuật phản hồi

Hãy học cách ngợi khen và phê bình để tạo ra động lực cho nhân viên. Phản hồi sao cho phù hợp với từng người và tạo ra động lực làm việc là kỹ năng mà người làm công tác quản lý, lãnh đạo cần quan tâm. Ý kiến phản hồi của lãnh đạo phải đụng đến động lực của mỗi cá nhân và đưa mục tiêu của cấp dưới hòa vào mục tiêu của công ty.

Mỗi giám đốc điều hành có một cách phản hồi riêng, không cách nào là cách duy nhất đúng. Tôi học được điều này khi tham khảo ý kiến của 100 giám đốc điều hành để điều hành công ty riêng. Tuy vậy, vẫn có những cách chung mà mọi doanh nhân đều có thể áp dụng.
Muốn nhân viên biết bạn trông đợi điều gì thì khi họ làm tốt, bạn phải nhận ra và ngợi khen. Sau đó, nên:

Thường xuyên khen ngợi, nhưng phải chân thành.

Lời khen giúp nhân viên biết họ giỏi giang, nhưng hoài nghi sẽ tăng lên nếu họ biết những lời ấy chỉ nhằm xoa dịu. Tệ hơn nữa, khi tin rằng lãnh đạo không phân biệt được việc quan trọng với việc xoàng xĩnh thì cấp dưới sẽ không còn tôn trọng lãnh đạo. Vì vậy, nếu thấy hành động xuất sắc, hãy khen ngợi nhân viên. Còn nếu đó chỉ là ý định tốt với nỗ lực trung bình thì hãy để cho sự việc trôi qua.

Cụ thể trong lời khen.

Phản hồi giúp người khác biết họ nên phát huy hay hạn chế hành động. Vì vậy, chỉ nói: “Hay đấy!” thì chưa đủ. Hãy nói rõ lý do để họ tiếp tục phát huy và làm gương cho người khác.

Tuyên dương trước mọi người.

Khi được tuyên dương trước đồng nghiệp, lòng tự tin của nhân viên sẽ mạnh hơn. Hãy lập lại lời khen trong các buổi họp, thư thông báo, thư nội bộ hay trong cuộc họp với khách hàng.

Nguyên tắc vàng

Trong kinh doanh, nguyên tắc: “Muốn người khác làm cho mình điều gì thì hãy làm cho họ điều ấy” không phải lúc nào cũng hiệu quả. Để nói những điều khó nói một cách hiệu quả, bạn nên chọn cách phù hợp với người nghe. Nhiều lãnh đạo muốn nghe nói thẳng để hiểu rõ sự việc. Tuy nhiên, phong cách đó quá thẳng thắn và trực diện đối với nhân viên. Họ không chịu được và có thể sẽ nghỉ việc, tìm một nơi khác.

Lời khen giúp nhân viên biết họ giỏi giang, nhưng hoài nghi sẽ tăng lên nếu họ biết những lời ấy chỉ nhằm xoa dịu.

Để phản hồi mang tính xây dựng, bạn phải biết những yếu tố phù hợp với người nhận. Khi bạn hiểu tính cách và trải nghiệm của nhân viên, họ sẽ hồi đáp bạn một cách tích cực. Nếu không biết về nền tảng, thử thách và ước vọng của nhân viên thì bạn đang thiếu cơ sở trầm trọng. Chính hiểu biết cá nhân về nhân viên mới giúp bạn lãnh đạo hiệu quả. Tuy cần cân nhắc để thông điệp phù hợp với nhân viên nhưng cũng có những cách có thể áp dụng chung cho mọi người, như:

Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu.

Quở trách người khác nơi công cộng là thiếu tôn trọng họ, gây ra tác dụng ngược lại. Khi lúng túng, nhân viên sẽ không nghe bạn nữa.

Trực diện.

Theo nghiên cứu, phần lớn giao tiếp là ngôn ngữ không lời. Khi đối thoại khó khăn thì trực diện với vấn đề sẽ khiến bạn ít phải giải thích dài dòng hơn về sau. Nhờ trực diện, bạn biết người khác tiếp nhận có chính xác không, còn người khác thì đọc được ngôn ngữ qua cử chỉ của bạn. Trao đổi qua điện thoại cũng là một cách trực diện.

Đừng bao giờ chê trách qua email.

Email thường được dùng khi muốn tiết kiệm thời gian, nhưng trong trường hợp này, email có tác dụng ngược lại. Khi nhân viên nhận email tiêu cực từ sếp, họ sẽ gặm nhấm nó, đọc đi đọc lại nhiều lần rồi chuyền cho đồng sự để chia sẻ, hoặc suy diễn sai ý bạn.

Dùng ngôi thứ nhất “Tôi”.

Lúc chê trách nhân viên cũng là lúc bạn chán nản về một điều tiêu cực nào đó diễn ra trong công ty. Tuy nhiên, hãy kiềm chế để không kết tội người khác bằng cách dùng ngôi thứ hai: “Anh đã gây ra chuyện này”, “chị đã vi phạm điều kia”. Hãy diễn đạt ý đó qua cách nói khác: “Tôi nhận thấy anh làm việc X, nhưng tôi đã mong đợi được thấy điều Y” và để người nghe tự do giải thích, tìm ra giải pháp cùng bạn. Đừng tạo áp lực khiến người khác phải phòng thủ.

Hòa nhã, cụ thể.

Khen ngợi phải cụ thể, khiển trách càng phải cụ thể hơn. Chỉ rõ cách tiến bộ là tôn trọng nhân viên, vì cho thấy rằng bạn tin tưởng vào khả năng của họ.

Xác định lại.

Kết thúc cuộc đối thoại, hãy hỏi người nghe về những điều họ nghe được, những việc họ định làm quanh vấn đề đó. Thông thường, dù bạn có ý rất tốt thì người khác cũng không hoàn toàn hiểu đúng ý bạn. Hãy chắc chắn rằng hai bên hiểu nhau và phối hợp nhịp nhàng.

Những lãnh đạo xuất sắc trong việc phản hồi sẽ xây dựng điều đó trong môi trường làm việc, đồng thời mong đợi điều tốt đẹp trong toàn tổ chức.

(Theo Womenentrepreneur.com, Uyen Vu dịch)

Gây dựng mạng lưới – không chỉ là mở rộng quan hệ

Mọi người có chiều hướng quên đi sự quan trọng của sự tín nhiệm lâu dài bởi vì họ quá tập trung vào những việc ngay trước mắt. Nhưng nếu cứ như vậy thì bạn chỉ ăn cái bạn săn được trong ngày hôm đó mà thôi.” Thay vào đó hãy tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng và sự tin tưởng thì một mối quan hệ lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên.

Thời điểm tốt nhất để xây dựng mạng lưới là trước khi bạn cần một điều gì đó; Và thời điểm tốt nhất để duy trì mạng lưới đó là mọi lúc. Nhưng đâu là cách tốt nhất để làm được điều đó? Chỉ đơn giản thu thập các danh thiếp và tham dự các sự kiện có thể mở rộng các mối quan hệ của bạn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc những mối quan hệ đó sẽ mang lại lợi ích cho bạn trong tương lai. Để có được lợi ích của mạng lưới khi cần phải biết làm thế nào để mạng lưới đó làm việc cho bạn và làm thế nào để bạn có thể làm việc cho mạng lưới đó.

Chuyên gia nói gì?
Lời khuyên về mạng lưới được công nhận rộng rãi nhất là: Hãy đề nghị giúp đỡ người khác trước và họ sẽ giúp lại mình. Theo giáo sư, tiến sĩ Ivan Misner, tác giả của cuốn sách Networking Like a Pro: Turning Contacts into Connections (Mạng lưới chuyên nghiệp: Chuyển từ liên hệ sang liên kết) và chủ tịch tổ chức quốc tế mạng lưới toàn cầu BNI thì: “Bạn nên luôn hỏi những người liên hệ mới về những thách thức trong kinh doanh mà họ đang phải đối mặt. Từ đó, bạn có thể biết ai đó có thể giúp và đó cũng là sự khởi đầu của một mối quan hệ.”
Misner hướng khách hàng tập trung vào việc giành được tín nhiệm mà theo ông sự tín nhiệm tăng khi họ có những cuộc gặp mặt, giữ đúng lời hứa, xác nhận sự thật và sẵn sàng giúp đỡ. Ông cảnh báo: “Không đáp ứng được những kỳ vọng – giữ được lời hứa – có thể giết chết một mối quan hệ mới trước khi nó kịp phát triển.”
Mạng lưới tốt sẽ đảm bảo cho tương lai vì vậy Misner khuyên mọi người hãy nghĩ xa hơn những nhu cầu hiện tại. Ông nói: “Mọi người có chiều hướng quên đi sự quan trọng của sự tín nhiệm lâu dài bởi vì họ quá tập trung vào những việc ngay trước mắt. Nhưng nếu cứ như vậy thì bạn chỉ ăn cái bạn săn được trong ngày hôm đó mà thôi.” Thay vào đó hãy tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng và sự tin tưởng thì một mối quan hệ lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên.
Lillian Bjorseth, tác giả của cuốn Breakthrough Networking: Building Relationships That Last (Mạng lưới đột phá: Xây dựng mối quan hệ lâu dài) “Một trong những phương pháp ưa thích của tôi là gửi cho ai đó một bài báo, bức ảnh, câu chuyện, mẹo marketing có liên quan hoặc các thứ khác thông qua email.” Việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ thông qua những điều tưởng như không quan trọng hoặc những cuộc nói chuyện tình cờ cũng quan trọng với thành công trong kinh doanh như việc đưa ra một sản phảm đáng tin cậy vậy. khuyên mọi người nên chia sẻ thông tin. Cô nói:

Hãy làm cho mọi người biết đến bạn
Là một chuyên gia về một vấn đề gì đó là không đủ nếu không có ai biết đủ rõ về bạn để nghĩ đến việc gọi bạn khi gặp vấn đề. Tạo ra một hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn cho bản thân bạn có thể mang lại công việc kinh doanh và nhiều cơ hội. Noshir Contractor, giáo sư về khoa học ứng xử tại trường đại học quản lý Kellogg, người đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về mạng lưới kiến thức và xã hội nói: “Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mọi người có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của ai đó nếu người này không chỉ là một chuyên gia mà còn là người có những giao tiếp xã hội làm người khác thoải mái.”
Mặc dù Facebook, LinkedIn, Twitter và những địa chỉ mạng lưới trực tuyến khác có thể làm bạn tốn thời gian nhưng mạng lưới trực tuyến có ích cho việc củng cố sự liên kết của bạn. Bằng việc dẫn đường liên kết đến những bài báo liên quan trên Facebook hoặc Twitter, bạn có thể tạo ra giá trị hữu ích nào dó cho những người bạn thực sự và cho thấy việc bạn quan tâm đến những vấn đề thích đáng. Viết bài và đăng tải lời bình luận cũng giúp việc tăng cường hình ảnh của bạn trong suy nghĩ của mọi người và giúp họ nhận thấy bạn tham gia vào lĩnh vực đó như thế nào. Đây là một cách hiệu quả để tiếp tục một mối quan hệ với những người bạn biết.
Nhưng giao tiếp trực tuyến không thì chưa đủ, đặc biệt là với những người bạn mới có mối liên hệ. Lợi ích thực sự là nó thường dẫn đến sự liên hệ trực tiếp bởi vì mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu gặp với ai đó mà họ “biết” thông qua mạng lưới điện tử. Việc tìm kiếm và chấp nhận những cuộc gặp trực tiếp đặc biệt quan trọng với những mối liên hệ mới bởi vì công nghệ không bao giờ có thể phù hợp với mối liên hệ giữa con người với con người. Việc gặp gỡ trực tiếp cũng có hiệu quả với những mối liên hệ mà bạn đã biết nhưng trong trường hợp mọi người đều bận rộn thì việc gặp gỡ cá nhân với những mối liên hệ bạn chưa dành nhiều thời gian cho thì cấp thiết hơn.

Nghĩ đến cảm nhận của mọi người

Chuyên gia tâm lý James Waldroop, là một tác giả và cũng là CEO của Career Leader, một tổ chức đưa ra những đánh giá nghề nghiệp trên mạng được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi các chương trình kinh doanh và các công ty nói “Hiểu tâm lý – của chính bạn và người khác – cần được cấu thành trong chiến lược của bạn. Một số người thực sự bận rộn và vội vã hoặc họ không niềm nở cho lắm. Vấn đề là phải nghiên cứu khán giả và biết cách liên hệ với những người bạn không liên hệ thường xuyên.”
Nhưng Waldroop cũng chỉ ra rằng thậm chí cả những người cộc cằn nhất cũng đánh giá cao sự giúp đỡ chân thành. Điều quan trọng là cần làm cho địa chỉ email và những cuộc gọi mang tính cá nhân. Ví dụ bạn có thể gửi một thư nói rằng: “Tôi biết con bạn sắp tốt nghiệp, vậy hãy cho tôi biết liệu tôi có thể giúp gì không, kể cả là rất ít” hoặc điều gì đó như: “Tôi đã nghĩ đến bạn và nhớ đến thời gian chúng ta cùng làm những việc đó và điều đó làm tôi cảm thấy vui.”
Hoặc có thể: “Tôi nghe mọi người bảo rằng công việc kinh doanh của bạn đang gặp khó khăn, bạn biết đấy tôi từng gặp vấn đề này trước đó, vì vậy hãy gọi cho tôi nếu bạn muốn tâm sự, có lời khuyên hoặc bất cứ điều gì khác.” Ngoài ra, ông gợi ý rằng một chút hài hước phù hợp cũng là một cách để bạn nhấn mạnh rằng bạn thực sự chân thành hoặc làm cho mọi người cảm thấy thoải mái.
Waldroop cũng khuyên rằng trong những trường hợp nhất định tốt nhất hãy gọi vào những giờ mà bạn biết rằng người đó sẽ không ở trong văn phòng để nghe điện thoại. Đó là cách bạn có thể để lại một tin nhắn ít mang tính xâm phạm đến việc riêng của người khác và bạn sẽ không bị ngắt lời trước khi nói được những gì bạn cần nói.

Theo giáo sư Contractor, cần phải xây dựng mạng lưới đa dạng. Những người đến từ các lĩnh vực khác nhau có nền tảng kinh tế xã hội khác nhau và đến từ các nước khác có thể mang lại những giải pháp sáng tạo và những mối liên hệ không dễ tìm từ một đồng nghiệp ngay bên cạnh.

Phát triển và duy trì mạng lưới
Contractor yêu cầu sinh viên tham gia vào bài tập sau để đánh giá một người duy trì mạng lưới của mình tốt như thế nào: Những sinh viên đưa ra một danh sách họ gọi là Ban quản trị, một bản liệt kê tên của những người họ biết rằng họ có thể gọi đến để tham khảo ý kiến về những vấn đề quan trọng. Sau đó, Contractor yêu cầu sinh viên viết tên người giới thiệu những nhân vật trong Ban quản trị với họ.
Ông mô tả: “Thường thì họ nhận thấy rằng, chỉ có một số người có tên trong danh sách những người giới thiệu họ với những người quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đó là những người mà họ cần củng cố mối quan hệ bởi vì họ giúp mở rộng mạng lưới. Một người đảm bảo chắc chắn mối liên kết với những người khác.”
Một số sinh viên của Contractor sau bài tập này thấy rằng họ đang tự giới thiệu bản thân mình với những mối liên hệ có giá trị nhất của họ. Contractor nói: “Đó không phải là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa bạn đang không sử dụng mạng lưới của mình hiệu quả và bạn đang không tham gia được vào chu trình liên kết đó.”


Các nguyên tắc cần nhớ
Nên:
– Hãy thành thực để có thể tạo dựng được uy tín và duy trì được các mối quan hệ lâu dài.
– Nuôi dưỡng mạng lưới (thông qua Twitter, Facebook, emails,…) để chuyển tiếp các thông tin hữu ích và cho thấy bạn tham gia vào mạng lưới sâu như thế nào.
– Đề nghị giúp đỡ với một chút hài hước và khéo léo, tế nhị.
Không nên:
– Tập trung vào có được điều gì đó từ một mối liên hệ mới ngay lập tức
– Trốn sau công nghệ và tránh các mạng lưới gặp mặt trực tiếp
– Không tìm hiểu độc giả và không đưa ra một cách tiếp cận cá nhân.

Trường hợp 1: Bạn không bao giờ biết ai có thể có ích
Khi còn làm việc ở Allbritton Communications, Mary- Claire Burick, hiện là giám đốc một công ty viễn thông chiến lược của riêng mình, đến tham dự một sự kiện của Phòng thương mại D.C và ngồi cạnh một nhà xuất bản cộng tác của tạp chí DC. Cô nhớ lại: “Tôi không nghĩ nhiều về mọi việc lúc đó nhưng tôi nghĩ tôi sẽ duy trì mối liên hệ trên tinh thần tạo dựng mạng lưới. Thay vì chỉ nói chuyện về những chủ đề hời hợt, cô hướng cuộc nói chuyện đến những vấn đề kinh tế cụ thể và các cuộc gặp có sắp lịch sau đó.
Ngược lại, ông cũng mời cô tham dự vào các sự kiện của công ty ông nơi họ tiếp tục những cuộc thảo luận. Chiến lược của cô là nhiệt tình với mối liên hệ mới này và tìm hiểu lợi ích của tạp chí. Vài tháng sau đó, nhà xuất bản và Burick kết thúc ý tưởng đó bằng việc tạo ra một mảng mới cho chương trình mà công ty của Burick đang thực hiện. Burick nói: “Chúng tôi có thể cùng động não thành công bởi vì chúng tôi đã nuôi dưỡng mối liên hệ của mình.” Nhà biên tập của tạp chí DC Magazine thường xuất hiện mỗi thứ Sáu trong chương trình truyền hình Allbritton giúp Burick hoàn thành các nội dung về thể thao và quản cáo luôn cho tạp chí DC Magazine.
Ông chủ của Burick thì quá ấn tượng với việc cô có thể thực hiện một chương trình mới trong một thời gian ngắn và Nhà biên tập cũng giới thiệu những người mới để phỏng vấn trong chương trình. Burick nói: “Mối quan hệ cũng giúp tôi trong công việc kinh doanh mới bởi vì tôi gặp gỡ được nhiều khách hàng trong các sự kiện của tạp chí. Bạn không bao giờ biết bạn sẽ gặp gỡ ai đó và làm thế nào các bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau trong tương lai.”

Trường hợp 2: Tìm việc cũng tạo ra mạng lưới bền vững
Meghna Majmudar gần như suy sụp khi cô nghe tin rằng Katzenbach Partners nơi cô làm trợ lý giám đốc có thể không còn thuê cô nữa. Nhưng vài ngày sau đó, đối tác quản lý của công ty gửi cô một thư nói rằng ông muốn gặp cô trong một giờ để giúp cô chiến lược hóa việc tìm việc và liên hệ cô với đúng người. Vào cuối cuộc gặp, ông đưa ra cho cô tên 5 người mà ông sẽ giới thiệu với cô vào tuần tới.
Từ đó Majmudar dành thời gian cho mạng lưới của mình. Nếu cô tham dự một sự kiện, cô có thể gặp được người tổ chức và gửi thư phản hồi và cảm ơn, ít nhất cũng có thể dẫn đến một bữa tối với một người quan trọng trong lĩnh vực của cô. Nếu cô đến bữa tiệc, thay vì hỏi về chức danh công việc, cô lại hỏi mọi người về kinh nghiệm của họ để cố gắng tìm hiểu xem cô có thể giúp gì họ không. Cô nói: “Khi cần, tôi chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn và cố gắng tìm cách để liên kết với mọi người. Tôi nhận thấy rằng sau một mức độ thâm niên nhất định, khi ai đó thích bạn nhưng không có những vị trí mở, họ có thể thực sự hạnh phúc khi đem lại những lời khuyên về nghề nghiệp và giới thiệu bạn với người khác.”
Majmudar thấy rằng bằng việc cởi mở và thảo luận về đam mê của cô với công việc, cô có thể có được sự ủng hộ của những người có ảnh hưởng và có thể tận dụng được sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. “Những người nói chuyện với tôi có nhiều đặc điểm riêng vì vậy tôi có thể chỉ ra giá trị của họ trong cuộc nói chuyện.” Sau ba tháng, Majmudar có được một công việc mà cô nói là “tuyệt” và cảm thấy tự tin trở lại. Cô nói:”Sau chuyện về mạng lưới lần đó, tôi có nhiều năng lượng và nguồn lực hơn để vạch ra những dự án cho tương lai.”

(Theo TuanVietNam / Bài viết của Ariana Green trên Harvard Business Publishing)

Mọi người có chiều hướng quên đi sự quan trọng của sự tín nhiệm lâu dài bởi vì họ quá tập trung vào những việc ngay trước mắt. Nhưng nếu cứ như vậy thì bạn chỉ ăn cái bạn săn được trong ngày hôm đó mà thôi.” Thay vào đó hãy tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng và sự tin tưởng thì một mối quan hệ lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên.

Thời điểm tốt nhất để xây dựng mạng lưới là trước khi bạn cần một điều gì đó; Và thời điểm tốt nhất để duy trì mạng lưới đó là mọi lúc. Nhưng đâu là cách tốt nhất để làm được điều đó? Chỉ đơn giản thu thập các danh thiếp và tham dự các sự kiện có thể mở rộng các mối quan hệ của bạn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc những mối quan hệ đó sẽ mang lại lợi ích cho bạn trong tương lai. Để có được lợi ích của mạng lưới khi cần phải biết làm thế nào để mạng lưới đó làm việc cho bạn và làm thế nào để bạn có thể làm việc cho mạng lưới đó.

http://us.123rf.com/400wm/400/400/fourseasons/fourseasons0806/fourseasons080600074/3210783.jpg


Chuyên gia nói gì?
Lời khuyên về mạng lưới được công nhận rộng rãi nhất là: Hãy đề nghĩ giúp đỡ người khác trước và họ sẽ giúp lại mình. Theo giáo sư, tiến sĩ Ivan Misner, tác giả của cuốn sách Networking Like a Pro: Turning Contacts into Connections (Mạng lưới chuyên nghiệp: Chuyển từ liên hệ sang liên kết) và chủ tịch tổ chức quốc tế mạng lưới toàn cầu BNI thì: “Bạn nên luôn hỏi những người liên hệ mới về những thách thức trong kinh doanh mà họ đang phải đối mặt. Từ đó, bạn có thể biết ai đó có thể giúp và đó cũng là sự khởi đầu của một mối quan hệ.”
Misner hướng khách hàng tập trung vào việc giành được tín nhiệm mà theo ông sự tín nhiệm tăng khi họ có những cuộc gặp mặt, giữ đúng lời hứa, xác nhận sự thật và sẵn sàng giúp đỡ. Ông cảnh báo: “Không đáp ứng được những kỳ vọng – giữ được lời hứa – có thể giết chết một mối quan hệ mới trước khi nó kịp phát triển.”
Mạng lưới tốt sẽ đảm bảo cho tương lai vì vậy Misner khuyên mọi người hãy nghĩ xa hơn những nhu cầu hiện tại. Ông nói: “Mọi người có chiều hướng quên đi sự quan trọng của sự tín nhiệm lâu dài bởi vì họ quá tập trung vào những việc ngay trước mắt. Nhưng nếu cứ như vậy thì bạn chỉ ăn cái bạn săn được trong ngày hôm đó mà thôi.” Thay vào đó hãy tập trung vào việc tạo dựng danh tiếng và sự tin tưởng thì một mối quan hệ lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các bên.
Lillian Bjorseth, tác giả của cuốn Breakthrough Networking: Building Relationships That Last (Mạng lưới đột phá: Xây dựng mối quan hệ lâu dài)”Một trong những phương pháp ưa thích của tôi là gửi cho ai đó một bài báo, bức ảnh, câu chuyện, mẹo marketing có liên quan hoặc các thứ khác thông qua email.” Việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ thông qua những điều tưởng như không quan trọng hoặc những cuộc nói chuyện tình cờ cũng quan trọng với thành công trong kinh doanh như việc đưa ra một sản phảm đáng tin cậy vậy. khuyên mọi người nên chia sẻ thông tin. Cô nói:

Hãy làm cho mọi người biết đến bạn
Là một chuyên gia về một vấn đề gì đó là không đủ nếu không có ai biết đủ rõ về bạn để nghĩ đến việc gọi bạn khi gặp vấn đề. Tạo ra một hình ảnh lôi cuốn, hấp dẫn cho bản thân bạn có thể mang lại công việc kinh doanh và nhiều cơ hội. Noshir Contractor, giáo sư về khoa học ứng xử tại trường đại học quản lý Kellogg, người đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về mạng lưới kiến thức và xã hội nói: “Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng mọi người có xu hướng tìm đến sự giúp đỡ của ai đó nếu người này không chỉ là một chuyên gia mà còn là người có những giao tiếp xã hội làm người khác thoải mái.”
Mặc dù Facebook, LinkedIn, Twitter và những địa chỉ mạng lưới trực tuyến khác có thể làm bạn tốn thời gian nhưng mạng lưới trực tuyến có ích cho việc củng cố sự liên kết của bạn. Bằng việc dẫn đường liên kết đến những bài báo liên quan trên Facebook hoặc Twitter, bạn có thể tạo ra giá trị hữu ích nào dó cho những người bạn thực sự và cho thấy việc bạn quan tâm đến những vấn đề thích đáng. Viết bài và đăng tải lời bình luận cũng giúp việc tăng cường hình ảnh của bạn trong suy nghĩ của mọi người và giúp họ nhận thấy bạn tham gia vào lĩnh vực đó như thế nào. Đây là một cách hiệu quả để tiếp tục một mối quan hệ với những người bạn biết.
Nhưng giao tiếp trực tuyến không thì chưa đủ, đặc biệt là với những người bạn mới có mối liên hệ. Lợi ích thực sự là nó thường dẫn đến sự liên hệ trực tiếp bởi vì mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi bắt đầu gặp với ai đó mà họ “biết” thông qua mạng lưới điện tử. Việc tìm kiếm và chấp nhận những cuộc gặp trực tiếp đặc biệt quan trọng với những mối liên hệ mới bởi vì công nghệ không bao giờ có thể phù hợp với mối liên hệ giữa con người với con người. Việc gặp gỡ trực tiếp cũng có hiệu quả với những mối liên hệ mà bạn đã biết nhưng trong trường hợp mọi người đều bận rộn thì việc gặp gỡ cá nhân với những mối liên hệ bạn chưa dành nhiều thời gian cho thì cấp thiết hơn.

Nghĩ đến cảm nhận của mọi người

Chuyên gia tâm lý James Waldroop, là một tác giả và cũng là CEO của Career Leader, một tổ chức đưa ra những đánh giá nghề nghiệp trên mạng được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi các chương trình kinh doanh và các công ty nói “Hiểu tâm lý – của chính bạn và người khác – cần được cấu thành trong chiến lược của bạn. Một số người thực sự bận rộn và vội vã hoặc họ không niềm nở cho lắm. Vấn đề là phải nghiên cứu khán giả và biết cách liên hệ với những người bạn không liên hệ thường xuyên.”
Nhưng Waldroop cũng chỉ ra rằng thậm chí cả những người cộc cằn nhất cũng đánh giá cao sự giúp đỡ chân thành. Điều quan trọng là cần làm cho địa chỉ email và những cuộc gọi mang tính cá nhân. Ví dụ bạn có thể gửi một thư nói rằng: “Tôi biết con bạn sắp tốt nghiệp, vậy hãy cho tôi biết liệu tôi có thể giúp gì không, kể cả là rất ít” hoặc điều gì đó như: “Tôi đã nghĩ đến bạn và nhớ đến thời gian chúng ta cùng làm những việc đó và điều đó làm tôi cảm thấy vui.”
Hoặc có thể: “Tôi nghe mọi người bảo rằng công việc kinh doanh của bạn đang gặp khó khăn, bạn biết đấy tôi từng gặp vấn đề này trước đó, vì vậy hãy gọi cho tôi nếu bạn muốn tâm sự, có lời khuyên hoặc bất cứ điều gì khác.” Ngoài ra, ông gợi ý rằng một chút hài hước phù hợp cũng là một cách để bạn nhấn mạnh rằng bạn thực sự chân thành hoặc làm cho mọi người cảm thấy thoải mái.
Waldroop cũng khuyên rằng trong những trường hợp nhất định tốt nhất hãy gọi vào những giờ mà bạn biết rằng người đó sẽ không ở trong văn phòng để nghe điện thoại. Đó là cách bạn có thể để lại một tin nhắn ít mang tính xâm phạm đến việc riêng của người khác và bạn sẽ không bị ngắt lời trước khi nói được những gì bạn cần nói.

Theo giáo sư Contractor, cần phải xây dựng mạng lưới đa dạng. Những người đến từ các lĩnh vực khác nhau có nền tảng kinh tế xã hội khác nhau và đến từ các nước khác có thể mang lại những giải pháp sáng tạo và những mối liên hệ không dễ tìm từ một đồng nghiệp ngay bên cạnh.

Phát triển và duy trì mạng lưới
Contractor yêu cầu sinh viên tham gia vào bài tập sau để đánh giá một người duy trì mạng lưới của mình tốt như thế nào: Những sinh viên đưa ra một danh sách họ gọi là Ban quản trị, một bản liệt kê tên của những người họ biết rằng họ có thể gọi đến để tham khảo ý kiến về những vấn đề quan trọng. Sau đó, Contractor yêu cầu sinh viên viết tên người giới thiệu những nhân vật trong Ban quản trị với họ.
Ông mô tả: “Thường thì họ nhận thấy rằng, chỉ có một số người có tên trong danh sách những người giới thiệu họ với những người quan trọng nhất trong cuộc đời họ. Đó là những người mà họ cần củng cố mối quan hệ bởi vì họ giúp mở rộng mạng lưới. Một người đảm bảo chắc chắn mối liên kết với những người khác.”
Một số sinh viên của Contractor sau bài tập này thấy rằng họ đang tự giới thiệu bản thân mình với những mối liên hệ có giá trị nhất của họ. Contractor nói: “Đó không phải là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa bạn đang không sử dụng mạng lưới của mình hiệu quả và bạn đang không tham gia được vào chu trình liên kết đó.”





Các nguyên tắc cần nhớ
Nên:
– Hãy thành thực để có thể tạo dựng được uy tín và duy trì được các mối quan hệ lâu dài.
– Nuôi dưỡng mạng lưới (thông qua Twitter, Facebook, emails,…) để chuyển tiếp các thông tin hữu ích và cho thấy bạn tham gia vào mạng lưới sâu như thế nào.
– Đề nghị giúp đỡ với một chút hài hước và khéo léo, tế nhị.
Không nên:
– Tập trung vào có được điều gì đó từ một mối liên hệ mới ngay lập tức
– Trốn sau công nghệ và tránh các mạng lưới gặp mặt trực tiếp
– Không tìm hiểu độc giả và không đưa ra một cách tiếp cận cá nhân.

Trường hợp 1: Bạn không bao giờ biết ai có thể có ích
Khi còn làm việc ở Allbritton Communications, Mary- Claire Burick, hiện là giám đốc một công ty viễn thông chiến lược của riêng mình, đến tham dự một sự kiện của Phòng thương mại D.C và ngồi cạnh một nhà xuất bản cộng tác của tạp chí DC. Cô nhớ lại: “Tôi không nghĩ nhiều về mọi việc lúc đó nhưng tôi nghĩ tôi sẽ duy trì mối liên hệ trên tinh thần tạo dựng mạng lưới. Thay vì chỉ nói chuyện về những chủ đề hời hợt, cô hướng cuộc nói chuyện đến những vấn đề kinh tế cụ thể và các cuộc gặp có sắp lịch sau đó.
Ngược lại, ông cũng mời cô tham dự vào các sự kiện của công ty ông nơi họ tiếp tục những cuộc thảo luận. Chiến lược của cô là nhiệt tình với mối liên hệ mới này và tìm hiểu lợi ích của tạp chí. Vài tháng sau đó, nhà xuất bản và Burick kết thúc ý tưởng đó bằng việc tạo ra một mảng mới cho chương trình mà công ty của Burick đang thực hiện. Burick nói: “Chúng tôi có thể cùng động não thành công bởi vì chúng tôi đã nuôi dưỡng mối liên hệ của mình.” Nhà biên tập của tạp chí DC Magazine thường xuất hiện mỗi thứ Sáu trong chương trình truyền hình Allbritton giúp Burick hoàn thành các nội dung về thể thao và quản cáo luôn cho tạp chí DC Magazine.
Ông chủ của Burick thì quá ấn tượng với việc cô có thể thực hiện một chương trình mới trong một thời gian ngắn và Nhà biên tập cũng giới thiệu những người mới để phỏng vấn trong chương trình. Burick nói: “Mối quan hệ cũng giúp tôi trong công việc kinh doanh mới bởi vì tôi gặp gỡ được nhiều khách hàng trong các sự kiện của tạp chí. Bạn không bao giờ biết bạn sẽ gặp gỡ ai đó và làm thế nào các bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau trong tương lai.”

Trường hợp 2: Tìm việc cũng tạo ra mạng lưới bền vững
Meghna Majmudar gần như suy sụp khi cô nghe tin rằng Katzenbach Partners nơi cô làm trợ lý giám đốc có thể không còn thuê cô nữa. Nhưng vài ngày sau đó, đối tác quản lý của công ty gửi cô một thư nói rằng ông muốn gặp cô trong một giờ để giúp cô chiến lược hóa việc tìm việc và liên hệ cô với đúng người. Vào cuối cuộc gặp, ông đưa ra cho cô tên 5 người mà ông sẽ giới thiệu với cô vào tuần tới.
Từ đó Majmudar dành thời gian cho mạng lưới của mình. Nếu cô tham dự một sự kiện, cô có thể gặp được người tổ chức và gửi thư phản hồi và cảm ơn, ít nhất cũng có thể dẫn đến một bữa tối với một người quan trọng trong lĩnh vực của cô. Nếu cô đến bữa tiệc, thay vì hỏi về chức danh công việc, cô lại hỏi mọi người về kinh nghiệm của họ để cố gắng tìm hiểu xem cô có thể giúp gì họ không. Cô nói: “Khi cần, tôi chia sẻ những kinh nghiệm chuyên môn và cố gắng tìm cách để liên kết với mọi người. Tôi nhận thấy rằng sau một mức độ thâm niên nhất định, khi ai đó thích bạn nhưng không có những vị trí mở, họ có thể thực sự hạnh phúc khi đem lại những lời khuyên về nghề nghiệp và giới thiệu bạn với người khác.”
Majmudar thấy rằng bằng việc cởi mở và thảo luận về đam mê của cô với công việc, cô có thể có được sự ủng hộ của những người có ảnh hưởng và có thể tận dụng được sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm hơn. “Những người nói chuyện với tôi có nhiều đặc điểm riêng vì vậy tôi có thể chỉ ra giá trị của họ trong cuộc nói chuyện.” Sau ba tháng, Majmudar có được một công việc mà cô nói là “tuyệt” và cảm thấy tự tin trở lại. Cô nói: “Sau chuyện về mạng lưới lần đó, tôi có nhiều năng lượng và nguồn lực hơn để vạch ra những dự án cho tương lai.”

(Theo TuanVietNam / Bài viết của Ariana Green trên Harvard Business Publishing)

Trở thành nhà lãnh đạo sáng tạo

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, đổi mới và sáng tạo là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công lâu dài của doanh nghiệp và bản thân mỗi cá nhân. Thế nhưng không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể trở thành người sáng tạo hay phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình.

Paul Sloane, một học giả và diễn giả nổi tiếng về lãnh đạo và sáng tạo, tác giả của cuốn sách The Innovative Leader (Nhà lãnh đạo sáng tạo) đã đưa ra những lời khuyên dưới đây giúp các nhà lãnh đạo giải quyết khó khăn này.
Có một tầm nhìn hướng đến thay đổi. Bạn không thể mong đợi các nhân viên hay cộng sự của mình trở thành những người sáng tạo nếu họ không biết được họ sẽ đi về đâu. Nhà lãnh đạo phải là người vạch ra đích đến trong tương lai cho nhân viên dưới quyền và lộ trình để đi đến đó.

Bất cứ sự sáng tạo hay đổi mới nào cũng phải xuất phát từ một mục đích. Nhà lãnh đạo phải xây dựng một tuyên bố tầm nhìn, vạch ra đường hướng kinh doanh của doanh nghiệp sao cho mọi thành viên có thể dễ hiểu và dễ nhớ.

Một nhà lãnh đạo tài ba thường dành nhiều thời gian để nói về tầm nhìn, những mục tiêu và những thử thách. Anh ta giải thích với các nhân viên về vai trò quan trọng của họ trong việc hoàn thành tầm nhìn và đương đầu với các thách thức. Anh ta khơi nguồn cảm hứng cho nhân viên, biến họ thành những doanh nhân đầy đam mê, nhiệt huyết và luôn tìm những con đường sáng tạo để đi đến thành công.

Đấu tranh với nỗi sợ thay đổi. Những nhà lãnh đạo sáng tạo luôn thuyết phục người khác phải đổi mới. Họ làm cho người khác phải thay thế sự tự mãn bằng những tham vọng, hoài bão. Họ giải thích rằng mặc dù thử nghiệm cái mới bao giờ cũng đầy rủi ro, nhưng đứng yên một chỗ còn rủi ro hơn gấp nhiều lần. Họ vẽ ra một bức tranh rất thu hút khiến mọi người phải hành động và chấp nhận rủi ro để đạt được những điều tốt đẹp hơn. Tương lai luôn mở ra nhiều cơ hội và thách thức.

Nhà lãnh đạo sáng tạo luôn nói với mọi người rằng để đạt được mục đích, điều duy nhất phải làm là đổi mới.

Suy nghĩ như một nhà đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư mạo hiểm thường sử dụng chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro. Họ thường xem xét nhiều lựa chọn, đề xuất khác nhau. Họ cảm thấy thoải mái khi chấp nhận một thực tế là không phải ý tưởng nào mà họ đầu tư vào cũng đem lại thành công.

Xây dựng các chương trình trưng cầu đề xuất của nhân viên. Các chương trình này phải tập trung vào một vấn đề cụ thể nào đó, dễ tham gia, dễ sử dụng và kèm theo nhiều giải thưởng có giá trị cho những ý tưởng hay. Nhưng nên nhớ rằng, sự công nhận và phản hồi của các nhà lãnh đạo cho những ý tưởng, đề xuất là điều quan trọng nhất. Giải thưởng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu những ý tưởng mới của nhân viên không được triển khai thực hiện.

Phá vỡ các nguyên tắc. Để đổi mới một cách triệt để, nhà lãnh đạo phải thách thức tất cả những giả định, những nguyên tắc cố hữu đang áp đặt lên cách nhìn nhận của mọi người trong tổ chức đối với những vấn đề xung quanh. Kinh doanh không phải là một môn thi đấu thể thao với các thể lệ và trọng tài rõ ràng, mà là một nghệ thuật. Một người suy nghĩ đa dạng thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm ra những cách làm mới và đáp ứng cho các khách hàng những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mong muốn.

Giao cho nhân viên hai nhiệm vụ. Tất cả các nhân viên đều phải được giao hai nhiệm vụ chính. Hãy yêu cầu họ thực hiện các công việc hiện tại của mình một cách hiệu quả nhất, đồng thời tìm ra những cách hoàn toàn mới để thực hiện các công việc này.

Hợp tác. Nhiều vị tổng giám đốc điều hành xem sự hợp tác là chìa khóa thành công trong nhiệm vụ đổi mới và sáng tạo. Biết rằng không thể thành công nếu chỉ dựa vào nội lực, họ tìm đến các tổ chức bên ngoài để hợp tác. Một ví dụ điển hình là sự hợp tác của Mercedes và Swatch để sản xuất xe hơi hiệu Smart. Mỗi bên đều có những bí quyết và kinh nghiệm riêng để bổ sung cho nhau và làm nên một sự hợp tác thành công.

Không ngại thất bại. Nhà lãnh đạo sáng tạo luôn khuyến khích văn hóa thử nghiệm trong tổ chức. Anh ta luôn nói với mọi người rằng thất bại là một bước tất yếu trong con đường đi đến thành công. Anh ta luôn tạo ra sự tự do cho nhân viên: tự do sáng tạo, tự do thử nghiệm cái mới, tự do vươn tới thành công và cả tự do để chấp nhận thất bại.

Luôn đi đầu trong những cái mới. Hãy thử nghiệm ý tưởng mới bằng khoản chi phí đầu tư thấp ở một phân đoạn nhỏ nào đó của thị trường để tìm hiểu phản ứng của khách hàng. Thực tế bao giờ cũng đem lại nhiều kinh nghiệm và thông tin thiết thực và có giá trị hơn bất cứ kết quả nghiên cứu thị trường nào.

Đam mê. Nhà lãnh đạo sáng tạo luôn tập trung vào những điều mà anh ta muốn thay đổi, những thử thách quan trọng nhất mà anh ta đang phải đương đầu và say mê với việc chinh phục những điều đó. Động cơ, niềm đam mê và sức lực của anh ta sẽ vạch ra hướng đi và khơi nguồn cảm hứng cho những người khác. Điều quan trọng là anh muốn “đồng hội, đồng thuyền” với những người mạo hiểm, có mục đích, có đam mê và niềm tin sẽ đi đến đích.

Nếu muốn khơi dậy sự sáng tạo ở người khác, muốn họ thay đổi cách làm để đạt được những kết quả phi thường thì trước tiên chính nhà lãnh đạo phải đam mê với niềm tin và sự lựa chọn của mình rồi truyền niềm đam mê đó đến người khác trong mỗi lần chuyện trò với họ.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)

Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields


Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields – giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới – cho Ngô Bảo Châu lúc 12:55 ngày 19/8/2010 (giờ Hà Nội).

Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields. Ảnh:AFP


Giáo sư Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Hôm nay, Việt Nam trở thành quốc gia châu Á thứ hai sau Nhật có nhà toán học đoạt giải Fields.


Nhà toán học Robert Langlands (quốc tịch Canada và Mỹ) phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích. Ngày nay người ta gọi lý thuyết ấy là “Chương trình Langlands”.

Langlands hiểu rằng chứng minh những giả định của ông sẽ là công việc của nhiều thế hệ. Nhưng ông tin rằng khi trở ngại đầu tiên – gọi là “bổ đề cơ bản” – bị chinh phục thì lý thuyết sẽ được chứng minh. Langlands cùng các cộng sự và sinh viên của ông đã chứng minh được những trường hợp đặc biệt của định lý cơ bản. Nhưng chứng minh trường hợp tổng quát là công việc khó hơn rất nhiều so với dự đoán của Langlands. Nó khó đến nỗi các nhà toán học phải chờ đợi tới hàng chục năm sau.

“Ngô đã đưa ra sự chứng minh sáng sủa về ‘bổ đề cơ bản’, là phần quan trọng trong tầm nhìn về toán học mà Robert Langlands – công tác tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey, đưa ra từ những năm 1960”, lời giới thiệu của Liên minh Toán học quốc tế có đoạn. “Chương trình Langlands kết nối mọi lĩnh vực của toán học hiện đại. Như chính tên gọi của nó, bổ đề cơ bản tuy chỉ là một vấn đề kỹ thuật, nhưng nó đã gây lúng túng cho nhiều nhà toán học suốt nhiều thập kỷ qua. Thành tựu đột phá của Ngô giúp các nhà khoa học khác tiến lên trong việc chứng minh cả Chương trình Langlands”.

Thành tựu của Ngô Bảo Châu đã được tạp chí uy tín Time của Mỹ đánh giá là một trong 10 phát kiến khoa học quan trọng nhất của năm 2009.

Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, nói về công trình của Bảo Châu: “Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, cây cầu được bắc, toàn bộ công sức của họ được công nhận”.

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Đại hội này được tổ chức 4 năm một lần. Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng.

Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).

Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay tại thành phố Hyderabad và có khoảng 3.000 nhà toán học khắp thế giới tham dự. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha – giáo sư Ngô Huy Cẩn – trang nghiêm trong bộ vest tối màu.

Con đường khoa học của Bảo Châu

Từ một học sinh chuyên toán ở Hà Nội những năm đầy khó khăn, giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành nhà toán học tầm cỡ trong ngành toán thế giới.

Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Tên của Ngô Bảo Châu trên trang nhất của website của đại hội toán học thế giới 2010. Ảnh:icm2010.org.in.

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là con duy nhất của Giáo sư tiến sĩ khoa học Ngô Huy Cẩn của Viện Cơ học và Phó giáo sư tiến sĩ Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương. Anh từng học tại trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội trước khi vào khối phổ thông chuyên toán của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mùa hè 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989 Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris – ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.

Ngô Bảo Châu cùng mẹ và các con gái. Ảnh do gia đình cung cấp.

Vào năm 1994, Bảo Châu kết hôn với người bạn gái từ thời phổ thông. Năm 2004, anh và giáo sư Gerard Laumon – người thầy của anh – cùng nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có một đến hai người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

Sau khi nhận giải thưởng Clay, Bảo Châu được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton, Mỹ, mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields.

Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam. Hiện nay anh là giáo sư trẻ tuổi nhất ở Việt Nam. Một năm sau đó, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid (Tây Ban Nha). Anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai người Việt Nam ở nước ngoài, giáo sư F. Phạm và giáo sư Dương Hồng Phong.

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time Mỹ bình chọn là “một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009”. Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” (Bổ đề cơ bản cho đại số Lie) dày 169 trang đã được chính thức công bố trong tạp chí Publications Mathématiques de L’IHÉS do nhà xuất bản Springer phát hành.

Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn dành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Giáo sư Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của trường Đại học Chicago, Mỹ từ ngày 1/9/2010.

Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chính thức mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về toán.

(Nguồn: vnexpress.net)

Gần 98% SV muốn trở thành lãnh đạo

TTO – 97,9% SV bày tỏ mong muốn trở thành lãnh đạo trong tương lai, trong đó, hơn 50% cho biết sẽ cố gắng phấn đấu tới vị trí quản lý cấp trung là trưởng phòng trong 3 năm tới, khoảng 8,4% nghĩ tới vị trí giám đốc… Đó là những con số đáng chú ý từ khảo sát “Sinh viên và nghề nghiệp 2010” do NhanViet Management Group (NVM Group) thực hiện.

Nhiều SV muốn trở thành lãnh đạo trong tương lai – Ảnh minh họa: Minh Đức

Cuộc khảo sát được thực hiện với gần 1.000 SV của hơn 20 trường ĐH – CĐ tại TP.HCM, trong đó gần 37% là các SV năm cuối, 22,4% là SV năm 3… Điều đáng chú ý là nhiều SV đã chủ động “lập trình” hành trình thực hiện những mục tiêu nghề nghiệp. Cụ thể, có 71,2% SV tự hoạch định kế hoạch hành động ngay khi đang học, 15,3% dự định thực hiện ngay sau khi tốt nghiệp, gần 40% SV cho rằng cần làm việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng ngay từ bây giờ, khoảng 19% SV dành thời gian cho việc mở rộng mối quan hệ, 11,3% tập trung học thật giỏi. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ SV không đi làm thêm và SV đi làm thêm cũng không cao: 42% và 40%. Phần lớn SV mong muốn làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia (41,6%) và doanh nghiệp nước ngoài (27,8%). Một con số thú vị khác là với khảo sát tương tự năm 2009, có 70,1% SV cho rằng danh tiếng công ty là một trong những ưu tiên hàng đầu khi chọn nơi làm việc thì nay chỉ còn 9,4% SV hoàn toàn đồng ý về việc này. (Nguồn: Tuổi Trẻ Online)

Kỹ năng mềm – “bài toán khó” của người Việt trẻ

Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Những “kỹ năng” đó giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển đơn lẻ hoặc cộng đồng, thậm chí sinh tồn khi gặp bất trắc. Thế nhưng số đông người trẻ – lực lượng lao động chính và tương lai của đất nước – vẫn chưa hề ý thức được việc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng này ngoài bằng cấp chuyên môn.

Chiếm 85% khả năng thành đạt

Vấn đề của số đông người trẻ hiện nay là vẫn xem thuật ngữ “kỹ năng mềm” (soft skills – KNM) là thứ gì đó cao siêu, ngại tiếp cận. Thực tế, đó chỉ là những phản xạ hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Theo tiến sĩ Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí Tuyên truyền), “KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định khả năng bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc làm lãnh đạo hay không? Đó là những thứ bạn không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn”. Phần đông những người Việt trẻ chỉ chăm chăm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng “cứng” (hard skills), nghĩa là những thứ thường xuất hiện trên hồ sơ lý lịch: bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…, thế nhưng trên thực tế, World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Năng lực của  con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ; các nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội đã cho thấy để thành đạt trong sự nghiệp thì KNM (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Các nhà tuyển dụng vẫn thường nhắc lại một câu chuyện, cách đây chưa lâu, Tập đoàn sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới Intel (Mỹ) từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào VN, nhưng chỉ có vẻn vẹn 40 ứng viên đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và KNM. Rất nhiều ứng viên còn lại có kiến thức chuyên môn tốt nhưng hổng về KNM nghiêm trọng. Và Intel không phải là trường hợp cá biệt, có đến 80% nhà tuyển dụng than phiền rằng nhân viên trẻ quá yếu KNM, lơ ngơ, không đáp ứng được công việc dù có bằng cấp tốt.

Cần nhất là thái độ cầu tiến

Tuy quan trọng là thế, những KNM chưa thực sự được ngành giáo dục nước ta chú trọng, các bạn trẻ phải tự tích lũy là chính.  Lương Thế Vinh – người vừa đạt điểm thủ khoa ngành Kinh tế năm 2009 tại trường ĐH Cambridge (Anh) – chia sẻ: “Mọi người vẫn thường nghĩ rằng những học sinh được nhận vào Cambridge ắt hẳn phải vô cùng xuất sắc, có trình độ tiếng Anh siêu đẳng và kiến thức phổ thông rất giỏi, nhưng sự thật lại khác. Họ tìm những người sẽ giỏi, chứ chưa hẳn tìm những người đang giỏi. Đơn giản hơn, họ sẽ chiêu sinh những bạn trẻ có KNM cao. Đó là có hoài bão, có khát vọng, có kỹ năng để thực hiện những điều mình mơ ước. Nhưng hơi tiếc là ở VN, đa số học sinh chưa được trang bị KNM nên mất điểm khi thi tuyển rất nhiều”. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục VN, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu KNM, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về KNM. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Đã có không ít những bạn sinh viên chỉ biết chăm chú với bài vở, đạt điểm rất cao nhưng ra trường không xin được việc làm hoặc chỉ làm nhân viên bình thường. Người Việt thường gọi những người bằng cấp không cao nhưng sớm thành đạt là những người “lanh”, thực chất “lanh” cũng là KNM. Khi trường học không có nội dung đào tạo KNM, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi, bài tập…). Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Hiện Trung ương Hội Sinh viên VN đang kết hợp với nhãn hàng Kotex Pro (Kimberly Clark VN) tổ chức chương trình “Chinh phục thử thách PRO” cho sinh viên từ 26 trường đại học trên toàn quốc tham gia. Mỗi đội thi gồm 5 người sẽ chọn một ngành nghề mình yêu thích để thuyết trình và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo. Nhà báo Tạ Bích Loan, Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan, MC Minh Hương cùng nhiều thành viên ban giám khảo khác đã thực sự mang lại nhiều tình huống thử thách KNM cho các bạn trẻ. Các vòng chung kết khu vực diễn ra giữa tháng 4 vừa qua đều thu hút rất đông sinh viên mnkhmvjhtham gia, chứng tỏ sự thành công của chương trình. Thế nhưng, rất hiếm khi các bạn trẻ có cơ hội được tham gia một sân chơi được tổ chức quy mô, bài bản để trau dồi KNM như vậy. Dù thiếu trầm trọng KNM nhưng nhiều người trẻ vẫn… không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được cái sự thiếu ấy của mình, cũng chưa hẳn tìm được cách để trang bị thật nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống. Câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện KNM?” thật ra lại khá đơn giản:  Đó không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn. KNM có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực mà sách vở và các chuyên gia đã liệt kê. Và như vậy, chỉ cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi và hòa đồng, mỗi người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện KNM cho chính mình, với nhiều cách khác nhau.

(Theo Lao Động Cuối tuần)

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Từ “Power” ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng ngheghi chép bài giảng, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại – luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng:

Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.

POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate, Rethink

(Nguồn: ketnoisunghiep.vn)

Ashley và câu chuyện thành công nhờ Internet

Whateverlife là một doanh nghiệp web;tình cờ. Ban đầu, năm 2004 Ashley tạo một trang để thử khả năng thiết kế của mình. Cô nói cô là một kẻ ngốc đối với HTML (một thuật ngữ về web). Nhưng vì muốn thu hút người sử dụng Internet, cô đã phát hiện cách làm thế nào cá thể hóa các trang web của mạng xã hội MySpace. Vì vậy, nhiều bạn học đã nhờ cô thiết kế hộ và từ đó, Ashley bắt đầu đăng các layout trên trang web của mình hằng ngày. Ban đầu là vài layout, sau rồi tăng lên hàng tá. Vào năm 2005, lưu lượng vào trang của cô quá tải. Cô cần cho riêng mình một chiếc máy chủ. Ashley đã đổi thiết kế web lấy việc miễn phí lưu ký web (Web hosting). Việc lưu ký web của cô đã gợi ý cho Google AdSense, một dịch vụ cung cấp quảng cáo cho một trang web và chi sẻ doanh thu. Còn cô, càng thu được nhiều lưu lượng truy cập, cô càng kiếm được nhiều tiền. Vào tháng 3/2006, một cộng sự của sáng lập MySpace Brad Greenspan đã tiếp cận với Ashley với đề nghị cô nhượng lại Whateverlife với 1,5 triệu USD. Cô từ chối. Ba tháng sau, người của Greenspan trở lại với đề nghị thứ hai 700.000 USD, một chiếc xe hơi và công việc kinh doanh của riêng cô trên Internet với ngân sách tiếp thị 2 triệu USD. Ashley vẫn từ chối. Cô nói cô muốn xem khả năng cô có thể đi đến đâu, cô muốn tự kinh doanh và cô có khán giả của riêng mình. Không hối tiếc. Cô mới chỉ 17 và giấc mơ của cô thật lớn, màu hồng trong một thế giới đầy hứa hẹn. Và nếu nó không thành sự thật, thì đó sẽ luôn là một trường học lớn Trong gần hai năm qua kể từ khi Whateverlife khởi động, cô đã bỏ ngang khi đang học trung học, mua một ngôi nhà, giúp đỡ đánh bóng tên tuổi các nghệ sĩ như Lily Allen, và từ chối các lời đề nghị mua công ty non trẻ của cô. Ashley được coi như một bằng chứng về nhân tài trên mạng, cho phép những người mới lập công ty, cạnh tranh về vốn, quy mô, địa điểm hay kinh nghiệm. Và cô là một ví dụ nhắc nhở rằng tài năng là không giới hạn tuổi tác. Cô đã kiếm được hơn 1 triệu USD nhờ hình mẫu kinh doanh web thân thiện với người sử dụng. Các cách sắp đặt (layout) trang MySpace của cô thuận tiện cho việc mặc cả giá cả của… chẳng thứ gì cả. Chúng là những thứ miễn phí. Nguồn thu đáng kể duy nhất của cô cho đến nay là quảng cáo. Theo thống kê của Google Analytics, Whateverlife thu hút hơn 7 triệu cá nhân và 60 triệu trang truy cập một tháng. Số lượng truy cập đó lớn hơn nhiều so với lượng phát hành của các tạp chí Seventeen, Teen Vogue và CosmoGirl! cộng lại. Mặc dù xếp hạng website khác nhau theo các phương pháp đánh giá khác nhau, nhưng Quantcast – một nguồn thống kê phổ biến trong giới quảng cáo – xếp hạng Whateverlife.com thứ 349 trong giữa tháng 7/2007 trong hơn 20 triệu trang Web. Ngay cả Ashley cũng không thể hoàn toàn tin vào bản thân “Tôi vượt qua cả Oprah!” (Oprah.com, trang Web của nữ dẫn chương trình nổi tiếng Oprah (Mỹ), xếp hạng 469). Ashley đã có ý tưởng đúng vào đúng thời điểm. Nóng lòng cá thể hóa các hồ sơ của mình, các cô gái cắt và dán mã HTML từ các layout của Whateverlife như trái tim, hoa, những người nổi tiếng… vào trang cá nhân của mình. Hãy thử nghĩ đó như việc thay đổi trang phục, một số teen thay đổi layout của mình rất thường xuyên. Những ngày này, cô và công ty của mình đang trải nghiệm mặt trái của sự tăng trưởng. Cô đang học làm thế nào trở thành sếp – của mẹ mình, bạn mình và những lập trình viên cô thuê gia công từ Ấn Độ. Và chính Whateverlife, một trong những trang web đầu tiên cung cấp layout của MySpace dành cho con gái, cũng cần phải trưởng thành. Ashley biết rằng cô cần nội dung mới – không chỉ là layout mới mà còn thêm nhiều chức năng để phân biệt Whateverlife với hàng nghìn trang web trong hệ thống mở rộng của MySpace. Đầu năm nay, cô đã tạo một tạp chí trực tuyến. Hình nền điện thoại di động là nguồn thu mới với mỗi lần tải về cô thu được từ 0,99 – 1,99 USD. Quản lý không đơn giản Điều hành một công ty đang lớn mà không có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), đấy là chưa kể đến cô chưa có bằng cấp trung học, không đơn giản và Ashley còn phải đối mặt với sự phức tạp lớn khác. Các hiệp hội kinh doanh có thể quên cô mới chỉ 17 tuổi nhưng tòa án quận Wayne của Detroit thì không. Cô là người vị thành niên với một tài sản kếch xù. Đầu năm, một trát của tòa quy định cả Ashley hoặc cha mẹ cô không đủ tư cách quản lý tài chính của cô. Cho đến khi cô bước sang 18 tuổi, vào tháng 6 năm tới, tòa án sẽ chấp thuận quyền kiểm soát tài sản của Whateverlife. Sự sắp đặt đó, theo cô là ảnh hưởng đến khả năng cô phản ứng với thị trường vốn cực kỳ nhanh thay đổi này. Hơn nữa, đó là công ty của cô. Nếu cô muốn ký hợp đồng với các lập trình viên hay “tuyển dụng” mẹ cô, Ashley tự hỏi tại sao cô phải có sự chấp thuận của người giám hộ. Vì vậy, cô đã thuê một luật sư. Cô muốn giải phóng chính mình và được công nhận là người lớn, ở tuổi 17. Cô không thể ngồi đợi để được công nhận là người trưởng thành đến tận tháng 6 sang năm. Ashley không có các mối quan hệ và không có cô hay bác giàu có. Cô sinh trưởng trong một gia đình không trọn vẹn, cha mẹ ly hôn, không có ai học đại học ở cộng đồng lao động hạ lưu sông Detroit, bang Michigan, Ấn Độ. “Mẹ tôi vẫn không hiểu tôi làm được điều đó như thế nào”, Ashley nói. Công bằng mà nói, cô đã tiêu 8 USD của mẹ vào đăng ký tên miền cho khoản đầu tư ban đầu. Ashley vẫn không phải chi một xu cho quảng cáo.

6 Bí quyết thành công trong kinh doanh của người Nhật

Dưới đây là 6 điều có thể gọi là những “bí quyết” mà bạn có thể học được từ văn hóa kinh doanh của người Nhật.

1. Tôn trọng chính thẻ kinh doanh (name card) của mình

Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi  “name card” với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi kokan”. Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để “name card” hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác. Bạn học được gì? Việc trao đổi “name card” là một cách chúng ta biểu lộ sự quan trọng trong việc làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai. Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được “name card”, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu “quẳng” ngay chiếc “name card” của họ vào chiếc túi rối đóng “xoẹt” lại.

2. Học tập từ những người đi trước

Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn. Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn. Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người. Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày. Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

4. Khuôn mặt nghiêm khắc

Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu. Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp. Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

5. Làm hết mình, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu. Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới. Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình. Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.