Giải stress trong công việc

Sự căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể. Những phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái hơn là sớm lấy lại tinh thần.

Thở bằng bụng

Phương pháp này giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự th

oải mái, đặc biệt là những người mệt mỏi kéo dài.

Cụ thể: đặt tay phải trên bụng, tay trái trên ngực. Khi hít vào, để bụng căng lên ở mức độ tốt đa, ngực giữ nguyên. Khi thở ra, dùng lực tối đa giúp bụng co lại, ngực giữ nguyên tư thế.

Mát xa huyệt vị

Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu hay bồn chồn lo lắng, bạn có thể tự mát xa ở một số huyệt vị nhằm xoa dịu thần kinh giảm bớt sự căng thẳng. Ví dụ ấn huyệt nội quan (nằm ở phía trên cổ tay) có tác dụng cải thiện sự lo lắng, ấn thái dương cải thiện tình trạng trầm cảm, huyệt tam âm giao (nằm ở phía trên cổ chân) giải tỏa áp lực.

Thiền 10 phút lúc nghỉ trưa

Ngồi thiền là lúc nhận thức tạm ngưng với mọi hoạt động bên ngoài, giúp cơ thể tĩnh lặng trong thế giới tâm linh riêng. Dành 10 phút trong giờ nghỉ trưa, tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi giúp toàn bộ cơ bắp thả lỏng, cơ thể được thư giãn hoàn toàn.

Dùng nét vẽ giải tỏa tâm trạng

Dùng nét vẽ để giải tỏa áp lực của mình, vẽ tất cả những gì mà bạn muốn. Có thể vẽ biếm họa hình của sếp nhưng đừng để anh/ chị ta biết. Vẽ xong bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Uống nước chè

Pha chén trà với 50g hoa cúc, 50g hoa nhài, dùng loại trà này khi căng thẳng sẽ giúp bạn thoái mái và an tâm hơn. Ngoài ra hồng trà cũng có tác dụng tương tự.

Dùng hương dầu thơm

Một số loại dầu thơm tự nhiên tinh khiết có tác dụng làm dịu thần kinh, rất có hiệu quả trong việc giảm bớt sự căng thẳng thần kinh. Chuẩn bị sẵn một gói hoặc chai dầu thơm, khi cần bạn có thể sự sử dụng chúng rất tiện lợi.

Giảm căng thẳng lúc dùng bữa

Khi công việc thực sự căng thẳng, bạn có thể lựa chọn cho mình một bữa trưa vừa ý giúp cải thiện được tâm trạng.

Hãy chọn thực phẩm chứa nhiều selenium như tỏi, cá; các loại ngũ cốc chứa vitamin B cũng rất có hiệu quả trong việc giảm áp lực. Thêm một tách cà phê giúp bạn sáng suốt hơn.

Viết blog

“Hãy viết ra sự phiền toái của bạn”, đó là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả mà nhà tâm lý học của Mỹ đã đưa ra.

Đôi khi bạn không thể nói với mọi người ở cơ quan những rắc rối và phiền muộn của mình. Hãy để tất cả điều này được viết trên blog. Viết ra chúng tức là bạn đã giải phóng một phần những áp lực và lo lẳng của mình.

Xem lại ảnh của bản thân và gia đình

Hãy để ảnh của gia đình bạn bè, ảnh du lịch hay điều bạn quan tâm trong máy tính của mình. Rất có thế những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp bạn nhớ lại hình ảnh vui vẻ hạnh phúc và các chuyện vui và đánh đuổi áp lực khỏi tâm trí bạn.

Dùng bọt khí!

Luôn chuẩn bị sẵn túi bọt khí trong ngăn kéo. Khi phẫn nộ bực tức, hãy trút bực vào nó!

(Theo XHN)

Làm nổi bật điều tốt nhất

Một đặc điểm mà dường như những nhà lãnh đạo giỏi đều có chính là khả năng khai thác điều tốt nhất nơi những người khác. Cho dù họ là chủ, giám đốc, đội trưởng hoặc người tiêu biểu, chắc chắn họ biết được không nên tập trung vào vấn đề, nhưng thay vào đó là con người và tiềm năng của họ. Khi những người lãnh đạo ấy nhìn thấy người khác làm sai hoặc làm việc không hiệu quả, thay vì cáu gắt và nhảy vào tự mình làm, họ nên thách thức nhân viên của họ để những nhân viên ấy cố gắng cho đến khi làm đúng và khen ngợi khi họ đã làm được. Có thể những người chủ làm một số công việc nào đó tốt hơn hoặc nhanh hơn, nhưng nếu họ tạo thói quen ấy, cuối cùng, họ sẽ phải tự mình làm lấy mọi thứ. Khi có quá nhiều việc để làm, người lãnh đạo cần phải phân công công việc, và việc ấy bao gồm cả sự tín thác, tin tưởng, huấn luyện và khen ngợi. Những người lãnh đạo cần phải cung cấp sự đào tạo cần thiết và giao phó công việc cho nhân viên; người thực hiện công việc cần tin tưởng họ có thể làm được; và rồi người lãnh đạo cần khen ngợi sự nổ lực ngay cả khi nó không hoàn hảo. Theo thời gian, những người thực hiện công việc sẽ có được kinh nghiệm, nhưng không phải đa số họ sẽ tiếp tục cố gắng hết sức nếu như tất cả họ nghe thấy điều đã làm sai hoặc lẽ ra họ nên làm tốt hơn. Cho dù những nhà lãnh đạo tài giỏi như thế nào đi nữa, nhưng nếu họ không thể làm việc tốt với mọi người, chẳng bao lâu, họ sẽ nhận ra mình bị ghét và không được tín nhiệm bởi những người họ lãnh đạo. Mọi người tin tưởng những ai mà họ nhận thấy quan tâm đến họ, và sự tin tưởng ấy được xây dựng dựa trên sự quan tâm, lo lắng và hào phóng với lời khen ngợi và cảm kích. Những ai không ngừng nhận được sự động viên tích cực thường sẽ cố gắng hết mình để không phụ lòng sự trông đợi của chủ. Chuyên gia Dale Carnegie đưa ra ví dụ về một người chủ hiểu rõ nguyên tắc ấy. Gunter Schmidt là một giám đốc cửa hàng, và ông ta gặp một vấn đề: một trong những nhân viên của ông không cẩn thận trong việc đặt đúng bản giá trên kệ hàng. Nhắc nhở và khiển trách đều không có tác dụng, vì thế, sau khi nghe rất nhiều lời phàn nàn từ khách hàng về điều này, cuối cùng, Schmidt cho gọi người nhân viên vào văn phòng của ông. Thay vì trách mắng, ông lại chỉ định cho cô ấy “làm người giám sát việc dán bản giá” cho toàn bộ cửa hàng.

 

Giờ đây, nhiệm vụ của cô ấy chính là bảo đảm toàn bộ kệ của cửa hàng được gắn giá đúng—và cô ấy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình kể từ ngày hôm ấy. Tất cả những gì cô ấy cần chính là sự tin tưởng từ người chủ bằng cách giao thêm cho cô ấy một ít trách nhiệm.

 

Công việc và sự tự tin chính là hai yếu tố tương tác và làm tăng lòng kiêu hãnh được tìm thấy nơi những nhóm làm việc vượt trội. Khi mọi người làm việc gì đó có giá trị rõ ràng, họ cảm nhận mạnh mẽ được giá trị của bản thân.—Dennis Kinlaw Tina Yamaguchi (Nguồn: starsandpearls.com)

Kẻ thù của sự thành công

Đội ngũ những bậc quân sư về kinh doanh và những bậc thầy huấn luyện ngày nay thường xây dựng những chiến lược của họ dựa trên lời khuyên ngắn gọn cơ bản của Binh Pháp Tôn Tử vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Nghệ Thuật Chiến Tranh—“NHẬN BIẾT KẺ THÙ.” Chỉ khi nào chúng ta nhận biết và hiểus rõ những thái độ và điều kiện đe dọa đến sự thành công của chúng ta, chúng ta mới có thể có những bước hành động cần thiết để vượt qua chúng.

 

Thiếu một mục tiêu rõ ràng: nhà tư vấn và chủ doanh nghiệp Joseph Ansanelli nói: “Nguyên nhân dẫn đến thất bại thường là việc thiếu sự am hiểu tường tận, và một tập hợp nhỏ những mục tiêu rất quan trọng”. “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, đích đến của bạn sẽ là một nơi nào đó khác.”—Yogi Berra

 

Thiếu một kế hoạch: Không có gì sai khi mơ về việc xây lâu đài trong không trung, nhưng giấc mơ ấy không trở thành hiện thực nếu thiếu một kế hoạch thực tế rõ ràng từng bước một để tiến hành. Ngày hôm nay, chúng ta có trạm không gian, nhưng nó không phải tự nhiên xuất hiện. “Ai không lên kế hoạch, kế hoạch sẽ bị thất bại.”—Không rõ tác giả

 

Thiếu tập trung: Rất nhiều điều khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tập trung, bao gồm: động lực thúc đẩy yếu, môi trường làm việc không tốt, hoặc bị sao lãng bởi những việc kém quan trọng hơn. Nhận dạng những gì gây sao lãng và tìm ra cách tốt nhất để giải quyết từng điều một. “Có một nguyên do khiến rất ít người trong số chúng ta đạt được những gì chúng ta mong muốn đó là chúng ta không bao giờ điều khiển sự tập trung của chúng ta; chúng ta không bao giờ chú ý đến sức mạnh của chúng ta. Hầu hết mọi người đều không nghiêm túc trong cuộc sống.”—Anthony Robbins

 

Lười biếng: Bạn có thể có ý tưởng to lớn và ngay cả một kế hoạch tuyệt vời để đạt được nó, nhưng nếu bạn thiếu sự cống hiến cần thiết hoặc không sẵn lòng làm việc, ý tưởng và kế hoạch đều chẳng có ích gì. “Một số người mơ thành công, trong khi những người khác thức dậy và làm việc cật lực.”—Không rõ tác giả

 

Sự cứng nhắc: Không gì có thể làm hao mòn sáng kiến và tiến bộ cho bằng việc luôn bám vào những lề lói cũ trong quá khứ. “Một đầu óc bảo thủ không chỉ khép kín trước những suy nghĩ bên ngoài, nhưng còn đóng chặt cả với chính nó. Nó khép kín trước những suy nghĩ mới và bất cứ điều gì đe dọa đến lề lói cũ. Nhưng nếu bạn cởi mở, có thể chỉ là một hé mở nhỏ lúc ban đầu, những ý tưởng đang kiên nhẫn chờ đợi ngoài cửa sẽ tuôn chảy vào.”—David Straker và Graham Rowlinson, Làm thế nào để sáng chế ra (hầu hết) bất cứ điều gì

 

Thiếu sự nhiệt tình: Nếu ý tưởng giống như một tia lửa, sự nhiệt chính là cơn gió thổi vào làm cho ngọn lửa cháy mạnh đủ để không bị tắt ngúm bởi cơn mưa nghịch cảnh. “Sự thành công bao gồm những chuỗi thất bại liên tục nhưng vẫn không mất đi lòng nhiệt thành.”—Winston Churchill

 

Chấp nhận thất bại: Thường thì trận chiến bị lãng quên trước khi hành động thực sự bắt đầu. Cho rằng sẽ bại trận, và bạn đã bại trận; hy vọng chiến thắng, và bạn tự cho bản thân một cơ hội; tin rằng sẽ chiến thắng, và bạn sẽ tăng cơ hội chiến thắng của mình theo hàm số mũ. Ngay cả trước hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nhất, cũng có thể vượt qua được nếu đối mặt với nó một cách tích cực như là một thách thức. “Thành công thường là việc tiếp tục kiên trì sau khi những người khác buôn tay.”—William Feather

 

Tính tự mãn: Mối nguy hiểm to lớn nhất thường đến khi mọi việc diễn ra trôi chảy và không còn áp lực, bởi vì theo khuynh hướng tự nhiên chính là không cố gắng nhiều nữa. Có thể có khả năng tuột dốc trong chốc lát, nhưng đà tiến triển vô giá sẽ bị mất; nếu để tuột không kiểm soát, mọi việc sẽ chậm dần và ngừng hẳn. “Có một đường ranh giữa tự tin và tự mãn. Nếu bạn chiến thắng trận đấu đầu tiên, điều tồi tệ nhất chính là bạn ngớ ngẩn khi cho rằng trận đấu thứ hai sẽ dễ dàng hơn.”—Dave McGinnis

 

Quá tự tin: Con thỏ và con rùa, tên khổng lồ Gô-li-át và cậu bé Đa-vít, Tàu Titanic—bạn hiểu rồi đấy.” “Trước khi cố sức đánh bại sự xung đột, hãy chắc chắn bạn có thể sống sót trước nó.”—Larry Kersten Sự trì hoãng: Những người có khả năng nhất trên thế giới, với những ý tưởng tốt nhất trên thế giới và tất cả sự ủng hộ về mặt tài chính trên thế giới, sẽ không thể tiến đến đâu một khi vẫn chưa có hành động. “Có một triệu cách uổng phí một ngày làm việc, nhưng không một cách nào để lấy lại nó.”—Tom Demarco và Timothy Lister

 

Thiếu đoàn kết: Sự nổ lực tập thể hiếm khi đạt kết quả tốt nếu không có những sự nhất trí và hòa hợp hợp lý, vì thế, hãy xây dựng những điều ấy. Như thế khi có những mối quan tâm và ý kiến trái chiều xuất hiện, thay vì trở thành những vật chướng ngại, chúng có thể được sử dụng như những bàn đạp để phát triển. “Thành thật về những khác biệt trong cách nhìn và thẳng thắn tranh luận không phải là thiếu đoàn kết. Đó chính là quá trình quan trọng trong việc đưa ra quyết định.”—Herbert Hoover

 

Sự thương hiệp về mặt đạo đức: Quan niệm của một số người cho rằng “Mọi thứ đều phải công bằng trong tình yêu, chiến tranh, kinh doanh và cuộc sống,” nhưng có những việc có ích không phải lúc nào cũng là việc đúng đắn. Những chiến thắng đi trái với đạo lý là những chiến thắng không sâu sắc và thường là chỉ ngắn ngủi, và thường có những hậu quả dẫn đến xóa sạch mọi thành công. “Ai gieo giống nào thì gặt giống ấy” (Ga-lát 6:7). “Thành công sẽ lâu dài hơn khi bạn đạt nó mà không hủy hoại những nguyên tắc của chính bạn.”—Walter Cronkite

 

Không rút ra bài học từ những sai lầm: Chiến thắng thường được quyết định dựa vào việc một người rút ra được bài học từ những sai lầm trong quá khứ. “Thử thách thật sự không phải là liệu bạn có tránh được thất bại hay không, bởi vì bạn sẽ không tránh được. Nhưng chính là liệu thử thách có làm bạn chai cứng hoặc xấu hổ dẫn đến bỏ cuộc, hay bạn học được bài học từ thử thách; liệu bạn có chọn kiên trì không.”—Barack Obama. Keith Phillips – (Nguồn: starsandpearls.com)

Hỡi các bạn trẻ thế hệ 9x! Thời đại hôm nay là của chúng ta! Hãy thể hiện xứng đáng với những gì mà

Hỡi các bạn trẻ thế hệ 9x! Thời đại hôm nay là của chúng ta! Hãy thể hiện xứng đáng với những gì mà các bạn được ban cho!
Các bạn có biết rằng thê hệ 9x chúng ta chính là thế hệ tài năng tuyệt vời và xuất sắc nhất từ trước đến nay không? Thế hệ thừa hưởng tài năng của thế hệ đàn anh 8x và hơn thế nữa chúng ta lại được sống trong môi trường vật chất đầy đủ hơn, lại được sinh ra trong thời đại thông tin bùng nổ, kết nối với toàn nhân loại !
Chính vì được sinh ra và lớn lên trong thời đại tiên tiến này, nên hầu hết 9x chúng ta bị ảnh hưởng bới tư tưởng hội nhập thế giới môt cách tự do chứ không phải là chỉ mỗi sống trong các tư tưởng của dân tộc truyền thống trước đây như các thế hệ đàn anh. Hình thành nên một cách sống tư tưởng phóng khoáng tự do và mang tính tự do cá nhân rất cao! “Ta thích là ta làm, ta làm ta chịu, mặc kệ người khác nghĩ sao đó thì nghĩ!” Các bậc đàn anh thì chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng truyền thống từ giáo dục lúc bé, cho nên tính cách thế hệ 8x sẽ co một chút khác biệt là họ trông chính chắn hơn và họ sẽ để ý nhiều đến những đánh giá của dư luận về bản thân họ. Nhưng 9x chúng ta thì khác, chúng ta được đào tạo môi trường khác chúng ta sẽ khẳng định bản thân mình theo một cách khác!
Tính cách của thê hệ chúng ta như thế nên sẽ hình thành những phong cách sống kiểu độc lập rất cá nhân, ví dụ như cách ăn mặc..v..v. Mặc dù chưa chắc cac thế hệ trước đã chấp nhận tính phá cách của chúng ta nhưng tư tưởng của chúng ta như vậy nên mỗi chúng ta sẽ có một phong cách riêng, phong cách của mỗi cá nhân! Lựa chọn phong cách sống như thê nào là quyền của bạn!
Tư tưởng tự do cá nhân cao sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của mỗi chúng ra lên cao nhất, bởi chính tính cách này se khiến chúng ta sẽ mạnh dạn đi lệch những quy chuẩn trước đây để khám phá ra những điều mà chưa ai biết! Thế hệ của chúng ta là thế hệ của sự sang tạo, chúng ta co thể kiêu hãnh mà nói thê hệ chúng ta là thế hệ xuất sắc nhất! Cho nên với những gì bạn đã làm được có xứng đáng với khả năng của bạn không? Bạn còn có thể làm tốt hơn thế nữa, những thành công của bạn quá nhỏ bé so với tài năng của bạn, hãy tiếp tục cố găng tìm những thành công lớn hơn để khẳng định chính bản thân mình! Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình là số 1” mà hãy nghĩ rằng “Mình phải là số 1”, cách suy nghĩ đó sẽ khiến bạn không ngừng nỗ lực và sang tạo để tạo ra chính thành quả cho mình! Đừng kiêu ngạo mà hãy làm điều gì đó để bản thân mình có thê kiêu hãnh! Bạn thích làm gì cũng được không ai có quyền cấm bạn cả, bạn có thê theo đuổi những gì mình thích nhưng nên nhơ rằng “Hành động luôn đi đôi với trách nhiệm” vậy nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động nhé!
Nhưng mặt trái của tư tưởng cá nhân đó thì co thể khiến cho một số người đi quá xa chuẩn mực của xã hội, trở thành các vấn đề phản cảm trong xã hội và có khi điều đó lại chôn vùi chính bạn. Mặc dù chính bạn thích làm gì thì làm nhưng chính bạn sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nếu như quá tự do cá nhân mà thiếu đi suy nghĩ chinh chắn thì hành động của bạn sẽ đi ngược lại với mong muốn của bạn! Có những đứa trẻ mới còn nhỏ tuổi muốn chứng tỏ này nọ lập bè phái gây rối mất trật tự cho xã hội, điều đó sẽ chôn vùi tài năng và chính cuộc sống của chúng! Ví dụ đơn giản là vậy thôi! Lựa chọn luôn ở chúng ta!
Vậy đấy thê hệ chúng ta tuy rất lắm tài nhưng cũng nhiều tật! Nhưng điều mà chúng ta cần làm là hãy đưa bản thân mình lên cao, hãy khẳng định tài năng của mình và thành công sẽ đến xứng đáng với nỗ lực của bạn. Bạn vẫn phải tiếp tục cố gắng cho dù bạn ở trên cao, vì chỉ cần một ngày bạn hài long với bản thân mình thì một ngày đó người khác sẽ leo gần đến bạn hơn! Chúng ta sẽ luôn sang tạo sẽ luôn hướng đến tầm cao mới, phải làm điều gì đó xứng với khả năng chúng ta được bạn cho! Chúng ta phải là số 1! Sự cạnh tranh luôn thúc đẩy tài năng của chúng ta, hãy cạnh trang bằng tài năng chứ không pahir là cach khác! Điểm 10 không xứng với chúng ta, chúng ta là những người đi tìm sự hoàn hảo, mặc dù nó ở vô tận nhưng những gì chúng ta cố gắng chúng ta ại càng đến gần nó hơn! Tài năng của chúng ta sẽ luôn được thừa nhận nếu như chúng ta dung nó để đóng góp cho xã hội và đó làm nền tảng để sản sinh ra  thế hê 10x xuất sắc hơn! Đó chính là những gì chúng ta sẽ hướng tới!
Có lẽ các bậc thế hệ đàn anh sẽ cho rằng điều mà em nói đây kiểu như “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”! Sai ! Mặc dù thê hệ 9x mới chập chững đi trên quãng đường được hơn 2 năm nhưng nhận thức của tụi em tuyệt đối không hề thua kém lại có phần nhanh hơn so với trước đây với cac bậc đàn anh! Chúng em biết ơn các giá trị tinh thần và vật chất đàn anh đã xây dựng cho nền tảng phát triển thế hệ 9x, những kinh nghiệm dày dạn mà chúng em đã thừa hưởng, cho nên để xứng đáng với tài năng và những thứ được thừa hưởng chúng em phải không ngừng khẳng định bản thân mình bằng tài năng và sự nỗ lực học hỏi để vươn lên tầm cao, phải cao hơn những gì mà các anh đã đạt được và chưa dừng lại ở đó nó phải tiếp tục vươn cao hơn nữa, chúng em tuyệt đối không kiêu ngạo mà là khẳng định chính mình, thành quả phải cao hơn mới xứng đáng những gì mình được thừa hưởng, cũng như mong muốn thê hệ tiếp theo 10x cũng sẽ có những bước đột phá hơn nhiều so với chúng em! Tất cả vì một xã hội tốt hơn cho thế hệ trẻ tương lai!

Trở lại với cac bạn 9x nào! Các bạn là thê hệ trẻ xuất săc nhất từ trước đến giờ, cho nên hãy sáng tạo, hãy làm những thành công rực rỡ xứng đáng với tài năng mà các bạn có! Hãy luôn hoàn thiện mình, còn rât nhiều điều các bạn cần học và nhiều khuyet diem các bạn cần phai loai bỏ! Tầm cao mới là mục tiêu của chúng ta, bởi vì chùng ta phải là champion!Chúng ta sẽ là những người thay đổi, là những người sáng tạo, những người se nắm giữ tương lai!
Đoàn kết vì thành công chung! Sự cạnh tranh và hợp tác!

Là lớp trẻ đầu tiên của thế hệ 9x, mình xin chúc các bạn tìm được thành công như ý muốn!
Chiến thắng là không bao giờ bỏ cuộc!
(Nguồn http://blog.yume.vn/xem-blog/hoi-cac-ban-tre-the-he-9x-thoi-dai-hom-nay-la-cua-chung-ta-hay-the-hien-xung-dang-voi-nhung-gi-ma.zveronica.35CE9ADE.html)

5 Lời khuyên thành công – Kỹ năng dành cho bạn trẻ

Bạn nuôi ước mơ sẽ trở thành một doanh nghiệp thành công? Bạn đang “tập tành” bước vào thương trường?

Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn có được nền tảng tốt trong kinh doanh, tạo bước đến với thành công.

1. Trước khi làm việc gì phải suy xét kỹ.
Điều đầu tiên mà những nhà doanh nghiệp thành công là trước khi bắt đầu việc kinh doanh của họ, họ sẽ nghiên cứu vấn đề ở tầm nhìn xa trông rộng, để chắc chắn những gì họ hiểu về thương trường, đối thủ, và những gì họ có thể gặp.
Họ biết rằng họ không thể tạo ra một dịch vụ một cách hiệu quả nếu không biết những khả năng nào họ nổi trội hơn và những cơ hội nào giúp họ thành công. Họ tạo những kế hoạch kinh doanh, tạo những mục tiêu và làm tất cả những công việc “nền” cần thiết trước khi “lao” vào.

2. Bạn có thể làm ra tiền bằng cách làm việc… không công.
Một số nhà kinh doanh đạt được thành công như ngày nay một phần cũng nhờ vào sự tham gia tình nguyện những dự án trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tăng thêm những kinh nghiệm, có những mối quan hệ và bắt đầu tham gia những tiến trình làm việc hệ thống quan trọng.
3. Một cơ hội tốt có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.
Thỉnh thoảng những cơ hội “tự trình diện” khi sự trông đợi của chúng ta không còn hy vọng! Những nhà kinh doanh thành công học cách giữ đôi mắt và đôi tai của họ mở to, để chào đón những cơ hội đến bất cứ lúc nào. Bạn chưa từng biết từ nơi nào công việc kinh doanh sẽ đến.
“Chìa khóa” là luôn luôn gieo những hạt giống. Bạn chưa từng biết chúng sẽ phát triển như thế nào, nhưng nhiều hơn khi bạn “phơi” chúng ra ngoài. Điều này nghĩa là hãy sẵn sàng nói về công việc kinh doanh bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.
4. Từ công việc kinh doanh nhỏ có thể dẫn đến công việc kinh doanh lớn.
Thỉnh thoảng những chủ doanh nghiệp dùng tất cả thời gian để tìm kiếm một con cá lớn và không đếm xỉa gì đến những cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, sở hữu một công ty P.R ở St. Louis, vừa học được rằng – những khách hàng với một công việc nhỏ có thể bắt đầu đem đến những cơ hội lớn. Bởi vậy, Frankel tham gia trong những dự án ngay cả khi chúng không có gì lớn lao cả, hoàn tất những dự án đó với sự tinh tường, và sau đó, sự nhiệt tình đã biến những cơ hội “con tép” ấy thành những “con tôm”!
5. Sự đam mê là quan trọng.
Không có gì bí mật để trở thành một nhà kinh doanh thành công là làm việc vất vả. Bạn cần phải yêu những gì bạn làm. Sự bắt đầu công việc kinh doanh của bạn có thể là một năng khiếu, nhưng bạn phải lao động cật lực bằng tất cả niềm đam mê, để có những cơ hội thỏa mãn ước mơ nghề nghiệp trong nền tảng công việc hàng ngày.

6 Bí quyết thành công trong kinh doanh của người Nhật

Dưới đây là 6 điều có thể gọi là những “bí quyết” mà bạn có thể học được từ văn hóa kinh doanh của người Nhật.

1. Tôn trọng chính thẻ kinh doanh (name card) của mình

Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi  “name card” với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi kokan”. Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để “name card” hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác. Bạn học được gì? Việc trao đổi “name card” là một cách chúng ta biểu lộ sự quan trọng trong việc làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai. Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được “name card”, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu “quẳng” ngay chiếc “name card” của họ vào chiếc túi rối đóng “xoẹt” lại.

2. Học tập từ những người đi trước

Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn. Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn. Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người. Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày. Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

4. Khuôn mặt nghiêm khắc

Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu. Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp. Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

5. Làm hết mình, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu. Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới. Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình. Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.

Khái quát về nhóm làm việc

1. Khái niệm nhóm: Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán hoàn toàn, có lẽ sẽ không có nhiều cơ hội cho sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ ý tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được.

Ngược lại, nhóm làm việc là phương thức có thể được tận dụng dù với những cá nhân ở những khoảng cách xa làm việc ở những dự án khác nhau.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa. Nếu điều này diễn ra trong một nhóm người, hoạt động của họ sẽ được cải thiện bởi sự hỗ trợ chung (cả về thực tế lẫn lý thuyết).

2. Phân loại

2.1 Các nhóm chính thức

Các nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức. Chúng thường cố định, thực hiện công việc có tính thi đua, và có phân công rõ ràng. Họ có cùng chung tay nghề chuyên môn để giải quyết các vấn đề và điều hành các đề án.
Các nhóm ở mọi cấp độ được tổ chức theo chuyên môn và mang tính chất lâu dài để đảm đương các mục tiêu chuyên biệt. Các nhóm chức năng chính thức thường đưa ra những ý kiến chuyên môn theo các lĩnh vực riêng của họ.

2.2 Các nhóm không chính thức

Những nhóm người nhóm lại với nhau thất thường để làm việc theo vụ việc có tính chất đặc biệt nhằm giải quyết nhiều nhu cầu, như:

  • Các nhóm thực hiện theo dự án theo thời vụ,
  • Các nhóm linh động bàn thảo chiến lược hay cần dàn xếp từng vụ việc,
  • Các nhóm nóng cần vận dụng trí tuệ cho những đề án cần nhiều sáng tạo,
  • Chững lực lượng đặc nhiệm tạm thời giải quyết gấp rút những vấn đề đặc biệt trong thời gian ngắn

2.3 So sánh các nhóm chính thức và không chính thức

Nhóm càng chính thức càng cần được huấn luyện về khả năng lãnh đạo của nó về các mặt như: các quy tắc của công ty và các quy trình phải tuân theo, thực hiện các báo cáo, ghi chép tiến độ, và các kết quả đạt được trên cơ sở thông lệ.

Cũng thế, các nhóm không chính thức tuân theo những quy trình thất thường. Những ý kiến và những giải pháp có thể được phát sinh trên cơ sở tùy thời và các quy trình quản lý nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, cần nhớ là, dù chính thức hay không chính thức, việc lãnh đạo nhóm luôn phải hướng về các thành quả và có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau.

3. Các giai đoạn hình thành và phát triển

3.1 Hình thành

Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại. Mọi người đều rất giữ gìn và rụt rè.

Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực.

Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín.

Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và lo âu quá.

Nhóm phần lớn có xu hướng cản trở những người nổi trội lên như một người lãnh đạo.

3.2 Xung đột

Xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm nhau, không ai chịu lùi một bước trước khi giơ nanh múa vuốt.

Điều quan trọng nhất là rất ít sự giao tiếp vì không có ai lắng nghe và một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở.

Sự thật là, sự xung đột này dýờng nhý là một thái cực đối với nhóm làm việc của bạn nhưng nếu bạn nhìn xuyên qua cái bề ngoài tử tế và thấy được những lời mỉa mai, công kích, ám chỉ, có thể bức tranh sẽ rõ hơn.

3.3 Giai đoạn bình thường hóa
Sau đó là giai đoạn bình thường hóa. Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ.

Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm.

Sự tiến bộ lớn nhất là mọi ngýời có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó.

3.4 Giai đoạn hoạt động trôi chảy

Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy.

Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.

Mục tiêu của giao tiếp – Các yếu tố cấu thành

Mục tiêu của giao tiếp - Các yếu tố cấu thànhTrong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, công việc.

I. Mục tiêu của giao tiếp:

  • Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta;
  • Có được sự phản hồi từ người nghe;
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe .
  • Truyển tải được những thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hõn những thành phần khác tham gia vào quá trình này.
  • Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp.

II. Các yếu tố cấu thành

  • Sender: Người gửi thông điệp
  • Message: Thông điệp
  • Channel: Kênh truyền thông điệp
  • Receiver: Người nhận thông điệp
  • Feedback: Những phản hồi
  • Context: Bối cảnh

1. Người gửi…

Để trở thành một ngýời giao tiếp tốt, trước tiên bạn phải tạo được cho mình sự tin tưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh, điều này bao gồm việc thể hiện những hiểu biết của bạn về chủ đề, người tiếp nhận và bối cảnh truyền đạt thông điệp.

Bạn cũng phải biết được người tiếp nhận của mình (những cá nhân hay nhóm người mà bạn muốn truyền đạt thông điệp của mình tới). Việc không hiểu người mà mình sẽ truyền đạt thông điệp tới sẽ dẫn đến việc thông điệp của bạn có thể bị hiểu sai.
2. Thông điệp…

Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn.

Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động.


3. Kênh truyền đạt thông điệp…

Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo.

Có hai kênh chính:

  • Kênh giao tiếp chính thức (formal communication networks)
  • Kênh giao tiếp không chính thức (informal comm. networks)

3.1 Kênh giao tiếp chính thức

  • Từ cấp trên xuống cấp dưới (downward): hướng dẫn công việc, quan hệ công việc, quy trình, phản hồi, …
  • Từ cấp dưới lên cấp trên (upward): báo cáo, đề nghị, …
  • Giữa các đồng nghiệp (horizontal): hợp tác, giải quyết công việc, chia sẻ thông tin, thực hiện báo cáo, …

3.2 Kênh giao tiếp không chính thức: Các chức năng của kênh giao tiếp không chính thức:

  • Xác nhận thông tin;
  • Mở rộng thông tin;
  • Lan truyền thông tin;
  • Phủ nhận thông tin;
  • Bổ sung thông tin.

4. Người nhận thông điệp…

  • Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận. Không nghi ngờ gì là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi.
  • Hãy luôn nhớ là bản thân người nhận thông điệp cũng tham gia vào quá trình này với những ý tưởng và tình cảm có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp của bạn cũng như cách họ phản hồi lại thông điệp đó.
  • Để thành công, bạn cũng nên nghiên cứu trýớc những yếu tố này để hành động một cách hợp lý.

5. Những phản hồi…

  • Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các hình thức khác đối với thông điệp của bạn.
  • Hãy chú ý sát sao đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp của bạn hay không.

6. Bối cảnh…

  • Tình huống mà thông điệp của bạn được truyền đi chính là bối cảnh.
  • Nó có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ như văn hóa nơi làm việc, văn hóa quốc tế, vv.).

III. Giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55-65%
  • Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%
  • Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm khoảng 38%

1. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao
  • Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ
  • Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa

2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giọng nói
  • Diện mạo
  • Nụ cười
  • Nét mặt và ánh mắt
  • Điệu bộ và cử chỉ
  • Khoảng cách và không gian
  • Thời gian
  • Cơ sở vật chất

Giọng nói:

  • Độ cao thấp
  • Nhấn giọng
  • Âm lượng
  • Phát âm
  • Từ đệm
  • Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)
  • Cường độ (to-nhỏ)
  • Tốc độ (nhanh-chậm)


3. Phối hợp giao tiếp ngôn ngữ – phi ngôn ngữ:

  • Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau.
  • Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiện quả cao nhất.
  • Khi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ trái ngược nhau => điều gì quyết định ý nghĩa của thông điệp?