Làm nổi bật điều tốt nhất

Một đặc điểm mà dường như những nhà lãnh đạo giỏi đều có chính là khả năng khai thác điều tốt nhất nơi những người khác. Cho dù họ là chủ, giám đốc, đội trưởng hoặc người tiêu biểu, chắc chắn họ biết được không nên tập trung vào vấn đề, nhưng thay vào đó là con người và tiềm năng của họ. Khi những người lãnh đạo ấy nhìn thấy người khác làm sai hoặc làm việc không hiệu quả, thay vì cáu gắt và nhảy vào tự mình làm, họ nên thách thức nhân viên của họ để những nhân viên ấy cố gắng cho đến khi làm đúng và khen ngợi khi họ đã làm được. Có thể những người chủ làm một số công việc nào đó tốt hơn hoặc nhanh hơn, nhưng nếu họ tạo thói quen ấy, cuối cùng, họ sẽ phải tự mình làm lấy mọi thứ. Khi có quá nhiều việc để làm, người lãnh đạo cần phải phân công công việc, và việc ấy bao gồm cả sự tín thác, tin tưởng, huấn luyện và khen ngợi. Những người lãnh đạo cần phải cung cấp sự đào tạo cần thiết và giao phó công việc cho nhân viên; người thực hiện công việc cần tin tưởng họ có thể làm được; và rồi người lãnh đạo cần khen ngợi sự nổ lực ngay cả khi nó không hoàn hảo. Theo thời gian, những người thực hiện công việc sẽ có được kinh nghiệm, nhưng không phải đa số họ sẽ tiếp tục cố gắng hết sức nếu như tất cả họ nghe thấy điều đã làm sai hoặc lẽ ra họ nên làm tốt hơn. Cho dù những nhà lãnh đạo tài giỏi như thế nào đi nữa, nhưng nếu họ không thể làm việc tốt với mọi người, chẳng bao lâu, họ sẽ nhận ra mình bị ghét và không được tín nhiệm bởi những người họ lãnh đạo. Mọi người tin tưởng những ai mà họ nhận thấy quan tâm đến họ, và sự tin tưởng ấy được xây dựng dựa trên sự quan tâm, lo lắng và hào phóng với lời khen ngợi và cảm kích. Những ai không ngừng nhận được sự động viên tích cực thường sẽ cố gắng hết mình để không phụ lòng sự trông đợi của chủ. Chuyên gia Dale Carnegie đưa ra ví dụ về một người chủ hiểu rõ nguyên tắc ấy. Gunter Schmidt là một giám đốc cửa hàng, và ông ta gặp một vấn đề: một trong những nhân viên của ông không cẩn thận trong việc đặt đúng bản giá trên kệ hàng. Nhắc nhở và khiển trách đều không có tác dụng, vì thế, sau khi nghe rất nhiều lời phàn nàn từ khách hàng về điều này, cuối cùng, Schmidt cho gọi người nhân viên vào văn phòng của ông. Thay vì trách mắng, ông lại chỉ định cho cô ấy “làm người giám sát việc dán bản giá” cho toàn bộ cửa hàng.

 

Giờ đây, nhiệm vụ của cô ấy chính là bảo đảm toàn bộ kệ của cửa hàng được gắn giá đúng—và cô ấy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình kể từ ngày hôm ấy. Tất cả những gì cô ấy cần chính là sự tin tưởng từ người chủ bằng cách giao thêm cho cô ấy một ít trách nhiệm.

 

Công việc và sự tự tin chính là hai yếu tố tương tác và làm tăng lòng kiêu hãnh được tìm thấy nơi những nhóm làm việc vượt trội. Khi mọi người làm việc gì đó có giá trị rõ ràng, họ cảm nhận mạnh mẽ được giá trị của bản thân.—Dennis Kinlaw Tina Yamaguchi (Nguồn: starsandpearls.com)

Kẻ thù của sự thành công

Đội ngũ những bậc quân sư về kinh doanh và những bậc thầy huấn luyện ngày nay thường xây dựng những chiến lược của họ dựa trên lời khuyên ngắn gọn cơ bản của Binh Pháp Tôn Tử vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Nghệ Thuật Chiến Tranh—“NHẬN BIẾT KẺ THÙ.” Chỉ khi nào chúng ta nhận biết và hiểus rõ những thái độ và điều kiện đe dọa đến sự thành công của chúng ta, chúng ta mới có thể có những bước hành động cần thiết để vượt qua chúng.

 

Thiếu một mục tiêu rõ ràng: nhà tư vấn và chủ doanh nghiệp Joseph Ansanelli nói: “Nguyên nhân dẫn đến thất bại thường là việc thiếu sự am hiểu tường tận, và một tập hợp nhỏ những mục tiêu rất quan trọng”. “Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, đích đến của bạn sẽ là một nơi nào đó khác.”—Yogi Berra

 

Thiếu một kế hoạch: Không có gì sai khi mơ về việc xây lâu đài trong không trung, nhưng giấc mơ ấy không trở thành hiện thực nếu thiếu một kế hoạch thực tế rõ ràng từng bước một để tiến hành. Ngày hôm nay, chúng ta có trạm không gian, nhưng nó không phải tự nhiên xuất hiện. “Ai không lên kế hoạch, kế hoạch sẽ bị thất bại.”—Không rõ tác giả

 

Thiếu tập trung: Rất nhiều điều khác nhau có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tập trung, bao gồm: động lực thúc đẩy yếu, môi trường làm việc không tốt, hoặc bị sao lãng bởi những việc kém quan trọng hơn. Nhận dạng những gì gây sao lãng và tìm ra cách tốt nhất để giải quyết từng điều một. “Có một nguyên do khiến rất ít người trong số chúng ta đạt được những gì chúng ta mong muốn đó là chúng ta không bao giờ điều khiển sự tập trung của chúng ta; chúng ta không bao giờ chú ý đến sức mạnh của chúng ta. Hầu hết mọi người đều không nghiêm túc trong cuộc sống.”—Anthony Robbins

 

Lười biếng: Bạn có thể có ý tưởng to lớn và ngay cả một kế hoạch tuyệt vời để đạt được nó, nhưng nếu bạn thiếu sự cống hiến cần thiết hoặc không sẵn lòng làm việc, ý tưởng và kế hoạch đều chẳng có ích gì. “Một số người mơ thành công, trong khi những người khác thức dậy và làm việc cật lực.”—Không rõ tác giả

 

Sự cứng nhắc: Không gì có thể làm hao mòn sáng kiến và tiến bộ cho bằng việc luôn bám vào những lề lói cũ trong quá khứ. “Một đầu óc bảo thủ không chỉ khép kín trước những suy nghĩ bên ngoài, nhưng còn đóng chặt cả với chính nó. Nó khép kín trước những suy nghĩ mới và bất cứ điều gì đe dọa đến lề lói cũ. Nhưng nếu bạn cởi mở, có thể chỉ là một hé mở nhỏ lúc ban đầu, những ý tưởng đang kiên nhẫn chờ đợi ngoài cửa sẽ tuôn chảy vào.”—David Straker và Graham Rowlinson, Làm thế nào để sáng chế ra (hầu hết) bất cứ điều gì

 

Thiếu sự nhiệt tình: Nếu ý tưởng giống như một tia lửa, sự nhiệt chính là cơn gió thổi vào làm cho ngọn lửa cháy mạnh đủ để không bị tắt ngúm bởi cơn mưa nghịch cảnh. “Sự thành công bao gồm những chuỗi thất bại liên tục nhưng vẫn không mất đi lòng nhiệt thành.”—Winston Churchill

 

Chấp nhận thất bại: Thường thì trận chiến bị lãng quên trước khi hành động thực sự bắt đầu. Cho rằng sẽ bại trận, và bạn đã bại trận; hy vọng chiến thắng, và bạn tự cho bản thân một cơ hội; tin rằng sẽ chiến thắng, và bạn sẽ tăng cơ hội chiến thắng của mình theo hàm số mũ. Ngay cả trước hoàn cảnh tưởng chừng như không thể nhất, cũng có thể vượt qua được nếu đối mặt với nó một cách tích cực như là một thách thức. “Thành công thường là việc tiếp tục kiên trì sau khi những người khác buôn tay.”—William Feather

 

Tính tự mãn: Mối nguy hiểm to lớn nhất thường đến khi mọi việc diễn ra trôi chảy và không còn áp lực, bởi vì theo khuynh hướng tự nhiên chính là không cố gắng nhiều nữa. Có thể có khả năng tuột dốc trong chốc lát, nhưng đà tiến triển vô giá sẽ bị mất; nếu để tuột không kiểm soát, mọi việc sẽ chậm dần và ngừng hẳn. “Có một đường ranh giữa tự tin và tự mãn. Nếu bạn chiến thắng trận đấu đầu tiên, điều tồi tệ nhất chính là bạn ngớ ngẩn khi cho rằng trận đấu thứ hai sẽ dễ dàng hơn.”—Dave McGinnis

 

Quá tự tin: Con thỏ và con rùa, tên khổng lồ Gô-li-át và cậu bé Đa-vít, Tàu Titanic—bạn hiểu rồi đấy.” “Trước khi cố sức đánh bại sự xung đột, hãy chắc chắn bạn có thể sống sót trước nó.”—Larry Kersten Sự trì hoãng: Những người có khả năng nhất trên thế giới, với những ý tưởng tốt nhất trên thế giới và tất cả sự ủng hộ về mặt tài chính trên thế giới, sẽ không thể tiến đến đâu một khi vẫn chưa có hành động. “Có một triệu cách uổng phí một ngày làm việc, nhưng không một cách nào để lấy lại nó.”—Tom Demarco và Timothy Lister

 

Thiếu đoàn kết: Sự nổ lực tập thể hiếm khi đạt kết quả tốt nếu không có những sự nhất trí và hòa hợp hợp lý, vì thế, hãy xây dựng những điều ấy. Như thế khi có những mối quan tâm và ý kiến trái chiều xuất hiện, thay vì trở thành những vật chướng ngại, chúng có thể được sử dụng như những bàn đạp để phát triển. “Thành thật về những khác biệt trong cách nhìn và thẳng thắn tranh luận không phải là thiếu đoàn kết. Đó chính là quá trình quan trọng trong việc đưa ra quyết định.”—Herbert Hoover

 

Sự thương hiệp về mặt đạo đức: Quan niệm của một số người cho rằng “Mọi thứ đều phải công bằng trong tình yêu, chiến tranh, kinh doanh và cuộc sống,” nhưng có những việc có ích không phải lúc nào cũng là việc đúng đắn. Những chiến thắng đi trái với đạo lý là những chiến thắng không sâu sắc và thường là chỉ ngắn ngủi, và thường có những hậu quả dẫn đến xóa sạch mọi thành công. “Ai gieo giống nào thì gặt giống ấy” (Ga-lát 6:7). “Thành công sẽ lâu dài hơn khi bạn đạt nó mà không hủy hoại những nguyên tắc của chính bạn.”—Walter Cronkite

 

Không rút ra bài học từ những sai lầm: Chiến thắng thường được quyết định dựa vào việc một người rút ra được bài học từ những sai lầm trong quá khứ. “Thử thách thật sự không phải là liệu bạn có tránh được thất bại hay không, bởi vì bạn sẽ không tránh được. Nhưng chính là liệu thử thách có làm bạn chai cứng hoặc xấu hổ dẫn đến bỏ cuộc, hay bạn học được bài học từ thử thách; liệu bạn có chọn kiên trì không.”—Barack Obama. Keith Phillips – (Nguồn: starsandpearls.com)

Gần 98% SV muốn trở thành lãnh đạo

TTO – 97,9% SV bày tỏ mong muốn trở thành lãnh đạo trong tương lai, trong đó, hơn 50% cho biết sẽ cố gắng phấn đấu tới vị trí quản lý cấp trung là trưởng phòng trong 3 năm tới, khoảng 8,4% nghĩ tới vị trí giám đốc… Đó là những con số đáng chú ý từ khảo sát “Sinh viên và nghề nghiệp 2010” do NhanViet Management Group (NVM Group) thực hiện.

Nhiều SV muốn trở thành lãnh đạo trong tương lai – Ảnh minh họa: Minh Đức

Cuộc khảo sát được thực hiện với gần 1.000 SV của hơn 20 trường ĐH – CĐ tại TP.HCM, trong đó gần 37% là các SV năm cuối, 22,4% là SV năm 3… Điều đáng chú ý là nhiều SV đã chủ động “lập trình” hành trình thực hiện những mục tiêu nghề nghiệp. Cụ thể, có 71,2% SV tự hoạch định kế hoạch hành động ngay khi đang học, 15,3% dự định thực hiện ngay sau khi tốt nghiệp, gần 40% SV cho rằng cần làm việc tích lũy kinh nghiệm và phát triển kỹ năng ngay từ bây giờ, khoảng 19% SV dành thời gian cho việc mở rộng mối quan hệ, 11,3% tập trung học thật giỏi. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ SV không đi làm thêm và SV đi làm thêm cũng không cao: 42% và 40%. Phần lớn SV mong muốn làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia (41,6%) và doanh nghiệp nước ngoài (27,8%). Một con số thú vị khác là với khảo sát tương tự năm 2009, có 70,1% SV cho rằng danh tiếng công ty là một trong những ưu tiên hàng đầu khi chọn nơi làm việc thì nay chỉ còn 9,4% SV hoàn toàn đồng ý về việc này. (Nguồn: Tuổi Trẻ Online)

Hỡi các bạn trẻ thế hệ 9x! Thời đại hôm nay là của chúng ta! Hãy thể hiện xứng đáng với những gì mà

Hỡi các bạn trẻ thế hệ 9x! Thời đại hôm nay là của chúng ta! Hãy thể hiện xứng đáng với những gì mà các bạn được ban cho!
Các bạn có biết rằng thê hệ 9x chúng ta chính là thế hệ tài năng tuyệt vời và xuất sắc nhất từ trước đến nay không? Thế hệ thừa hưởng tài năng của thế hệ đàn anh 8x và hơn thế nữa chúng ta lại được sống trong môi trường vật chất đầy đủ hơn, lại được sinh ra trong thời đại thông tin bùng nổ, kết nối với toàn nhân loại !
Chính vì được sinh ra và lớn lên trong thời đại tiên tiến này, nên hầu hết 9x chúng ta bị ảnh hưởng bới tư tưởng hội nhập thế giới môt cách tự do chứ không phải là chỉ mỗi sống trong các tư tưởng của dân tộc truyền thống trước đây như các thế hệ đàn anh. Hình thành nên một cách sống tư tưởng phóng khoáng tự do và mang tính tự do cá nhân rất cao! “Ta thích là ta làm, ta làm ta chịu, mặc kệ người khác nghĩ sao đó thì nghĩ!” Các bậc đàn anh thì chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng truyền thống từ giáo dục lúc bé, cho nên tính cách thế hệ 8x sẽ co một chút khác biệt là họ trông chính chắn hơn và họ sẽ để ý nhiều đến những đánh giá của dư luận về bản thân họ. Nhưng 9x chúng ta thì khác, chúng ta được đào tạo môi trường khác chúng ta sẽ khẳng định bản thân mình theo một cách khác!
Tính cách của thê hệ chúng ta như thế nên sẽ hình thành những phong cách sống kiểu độc lập rất cá nhân, ví dụ như cách ăn mặc..v..v. Mặc dù chưa chắc cac thế hệ trước đã chấp nhận tính phá cách của chúng ta nhưng tư tưởng của chúng ta như vậy nên mỗi chúng ta sẽ có một phong cách riêng, phong cách của mỗi cá nhân! Lựa chọn phong cách sống như thê nào là quyền của bạn!
Tư tưởng tự do cá nhân cao sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của mỗi chúng ra lên cao nhất, bởi chính tính cách này se khiến chúng ta sẽ mạnh dạn đi lệch những quy chuẩn trước đây để khám phá ra những điều mà chưa ai biết! Thế hệ của chúng ta là thế hệ của sự sang tạo, chúng ta co thể kiêu hãnh mà nói thê hệ chúng ta là thế hệ xuất sắc nhất! Cho nên với những gì bạn đã làm được có xứng đáng với khả năng của bạn không? Bạn còn có thể làm tốt hơn thế nữa, những thành công của bạn quá nhỏ bé so với tài năng của bạn, hãy tiếp tục cố găng tìm những thành công lớn hơn để khẳng định chính bản thân mình! Đừng bao giờ nghĩ rằng “Mình là số 1” mà hãy nghĩ rằng “Mình phải là số 1”, cách suy nghĩ đó sẽ khiến bạn không ngừng nỗ lực và sang tạo để tạo ra chính thành quả cho mình! Đừng kiêu ngạo mà hãy làm điều gì đó để bản thân mình có thê kiêu hãnh! Bạn thích làm gì cũng được không ai có quyền cấm bạn cả, bạn có thê theo đuổi những gì mình thích nhưng nên nhơ rằng “Hành động luôn đi đôi với trách nhiệm” vậy nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động nhé!
Nhưng mặt trái của tư tưởng cá nhân đó thì co thể khiến cho một số người đi quá xa chuẩn mực của xã hội, trở thành các vấn đề phản cảm trong xã hội và có khi điều đó lại chôn vùi chính bạn. Mặc dù chính bạn thích làm gì thì làm nhưng chính bạn sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Nếu như quá tự do cá nhân mà thiếu đi suy nghĩ chinh chắn thì hành động của bạn sẽ đi ngược lại với mong muốn của bạn! Có những đứa trẻ mới còn nhỏ tuổi muốn chứng tỏ này nọ lập bè phái gây rối mất trật tự cho xã hội, điều đó sẽ chôn vùi tài năng và chính cuộc sống của chúng! Ví dụ đơn giản là vậy thôi! Lựa chọn luôn ở chúng ta!
Vậy đấy thê hệ chúng ta tuy rất lắm tài nhưng cũng nhiều tật! Nhưng điều mà chúng ta cần làm là hãy đưa bản thân mình lên cao, hãy khẳng định tài năng của mình và thành công sẽ đến xứng đáng với nỗ lực của bạn. Bạn vẫn phải tiếp tục cố gắng cho dù bạn ở trên cao, vì chỉ cần một ngày bạn hài long với bản thân mình thì một ngày đó người khác sẽ leo gần đến bạn hơn! Chúng ta sẽ luôn sang tạo sẽ luôn hướng đến tầm cao mới, phải làm điều gì đó xứng với khả năng chúng ta được bạn cho! Chúng ta phải là số 1! Sự cạnh tranh luôn thúc đẩy tài năng của chúng ta, hãy cạnh trang bằng tài năng chứ không pahir là cach khác! Điểm 10 không xứng với chúng ta, chúng ta là những người đi tìm sự hoàn hảo, mặc dù nó ở vô tận nhưng những gì chúng ta cố gắng chúng ta ại càng đến gần nó hơn! Tài năng của chúng ta sẽ luôn được thừa nhận nếu như chúng ta dung nó để đóng góp cho xã hội và đó làm nền tảng để sản sinh ra  thế hê 10x xuất sắc hơn! Đó chính là những gì chúng ta sẽ hướng tới!
Có lẽ các bậc thế hệ đàn anh sẽ cho rằng điều mà em nói đây kiểu như “Trứng mà đòi khôn hơn vịt”! Sai ! Mặc dù thê hệ 9x mới chập chững đi trên quãng đường được hơn 2 năm nhưng nhận thức của tụi em tuyệt đối không hề thua kém lại có phần nhanh hơn so với trước đây với cac bậc đàn anh! Chúng em biết ơn các giá trị tinh thần và vật chất đàn anh đã xây dựng cho nền tảng phát triển thế hệ 9x, những kinh nghiệm dày dạn mà chúng em đã thừa hưởng, cho nên để xứng đáng với tài năng và những thứ được thừa hưởng chúng em phải không ngừng khẳng định bản thân mình bằng tài năng và sự nỗ lực học hỏi để vươn lên tầm cao, phải cao hơn những gì mà các anh đã đạt được và chưa dừng lại ở đó nó phải tiếp tục vươn cao hơn nữa, chúng em tuyệt đối không kiêu ngạo mà là khẳng định chính mình, thành quả phải cao hơn mới xứng đáng những gì mình được thừa hưởng, cũng như mong muốn thê hệ tiếp theo 10x cũng sẽ có những bước đột phá hơn nhiều so với chúng em! Tất cả vì một xã hội tốt hơn cho thế hệ trẻ tương lai!

Trở lại với cac bạn 9x nào! Các bạn là thê hệ trẻ xuất săc nhất từ trước đến giờ, cho nên hãy sáng tạo, hãy làm những thành công rực rỡ xứng đáng với tài năng mà các bạn có! Hãy luôn hoàn thiện mình, còn rât nhiều điều các bạn cần học và nhiều khuyet diem các bạn cần phai loai bỏ! Tầm cao mới là mục tiêu của chúng ta, bởi vì chùng ta phải là champion!Chúng ta sẽ là những người thay đổi, là những người sáng tạo, những người se nắm giữ tương lai!
Đoàn kết vì thành công chung! Sự cạnh tranh và hợp tác!

Là lớp trẻ đầu tiên của thế hệ 9x, mình xin chúc các bạn tìm được thành công như ý muốn!
Chiến thắng là không bao giờ bỏ cuộc!
(Nguồn http://blog.yume.vn/xem-blog/hoi-cac-ban-tre-the-he-9x-thoi-dai-hom-nay-la-cua-chung-ta-hay-the-hien-xung-dang-voi-nhung-gi-ma.zveronica.35CE9ADE.html)

Giới Thiệu

Talent Mind Education tư vấn và phát triển các giải pháp đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp nhằm hoàn thiện kỹ năng và nâng cao năng lực làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, đội ngũ quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.

Talent Mind Education cung cấp các dịch vụ, chương trình đào tạo và huấn luyện phong phú về kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý lãnh đạo chuyên nghiệp cho các nhóm đối tượng khác nhau, từ các cấp quản lý, lãnh đạo của tổ chức cho đến cấp chuyên viên, nhân viên và các bạn sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.

Phương pháp đào tạo của Talent Mind Education

Phương pháp đào tạo của chúng tôi tập trung:

  • Phân tích toàn diện nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp;
  • Đề xuất giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp;
  • Phương pháp tương tác thực hành trong quá trình đào tạo thông các bài tập tình huống, ví dụ thực tế gắn liền với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, các trò chơi thực hành mang tính chiến lược, xây dựng tinh thần làm việc nhóm và nâng cao kỹ năng giao tiếp,  các video clip minh họa;
  • Kế hoạch thực hành và đánh giá sau đào tạo.

Ban lãnh đạo của Talent Mind Education

Ban lãnh đạo của Talent Mind Education có nhiều kinh nghiệm đào tạo và huấn luyện cho các doanh nghiệp, từng đảm trách các vị trí quản lý và lãnh đạo cho nhiều công ty trong nước và nước ngoài trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ban lãnh đạo Talent Mind Education cam kết chất lượng của các dịch vụ, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Ban cố vấn của Talent Mind Education

Giám đốc công ty Nick Owen Associates Ltd, Vương Quốc Anh (Personal, Professional, & Leadership Development)

Giáo sư của De Baak Development Centrum, Noordwijk, Hà Lan

Giáo sư thỉnh giảng của CEDEP/INSEAD, Fontainebleau, Pháp

Tác giả của 3 quyến sách bán chạy nhất và nhiều ấn phẩm khác:

  • The Salmon of Knowledge: Stories for Work, Life, the Dark Shadow, & Oneself, Crownhouse, UK, 2009.
  • More Magic of Metaphor: Stories for Leaders, Influencers and Motivators, Crownhouse, UK, 2004.
  • The Magic of Metaphor: 77 Stories for Teachers, Trainers, and Thinkers, Crownhouse, UK, 2001.

Với kinh nghiệm quốc tế trong các vai trò khác nhau như chuyên gia tư vấn, chuyên gia huấn luyện, đạo diễn, giám đốc doanh nghiệp,và là nhà lãnh đạo làm việc cho nhiều tổ chức đa và liên văn hóa (multi-cultural and inter-cultural), Giáo sư Nick Owen tin tưởng rằng then chốt của sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào, dù quy mô lớn hay nhỏ, là sự huy động nội lực của toàn đội ngũ nhân viên; và sự phát triển “kỹ năng mềm” trong nội bộ doanh nghiệp tạo điều kiện cho các “kỹ năng cứng” phát triển. Công việc của Nick Owen là giúp “các chuyên gia” quên đi chuyên môn của họ và nhìn thấy một bức tranh hệ thống tổng thể rộng lớn hơn; nói cách khác là chuyển từ cách nhìn, suy nghĩ của một chuyên gia sang qua cách tư duy của một nhà quản lý, và cuối cùng là tư duy của một nhà lãnh đạo.

Nick Owen đã phát triển và cung cấp nhiều chương trình đào tạo cho các tập đoàn toàn cầu bao gồm Aviva, Zurich, Oracle, HSBC, Shell Oil, CNN News, AON, và SABMiller cũng như các tổ chức lớn khác trong lĩnh vực về công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, y tế, và dịch vụ công của các quốc gia ở Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ Latinh và Châu Phi.

Ban giảng huấn của Talent Mind Education

Đội ngũ giảng viên và cộng tác viên của Talent Mind Education có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và huấn luyện, quản lý, lãnh đạo và điều hành cho các tổ chức, tập đoàn đa quốc gia và Việt Nam. Đội ngũ giảng viên của Talent Mind Education là những chuyên viên cao cấp làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, điện – điện tử, phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ phân phối và bán hàng, v.v. Các giảng viên của Talent Mind Education có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, có nền tảng kiến thức tốt và giàu trải nghiệm thực tế.

Kỹ năng mềm – “bài toán khó” của người Việt trẻ

Phong cách sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… đó là những “kỹ năng” thuộc về tính cách, không mang tính chuyên môn, nhưng lại là cực kỳ cần thiết cho con người trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi. Những “kỹ năng” đó giúp con người có thể học tập, làm việc, phát triển đơn lẻ hoặc cộng đồng, thậm chí sinh tồn khi gặp bất trắc. Thế nhưng số đông người trẻ – lực lượng lao động chính và tương lai của đất nước – vẫn chưa hề ý thức được việc phải tự trang bị cho mình những kỹ năng này ngoài bằng cấp chuyên môn.

Chiếm 85% khả năng thành đạt

Vấn đề của số đông người trẻ hiện nay là vẫn xem thuật ngữ “kỹ năng mềm” (soft skills – KNM) là thứ gì đó cao siêu, ngại tiếp cận. Thực tế, đó chỉ là những phản xạ hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Theo tiến sĩ Đỗ Thu Hằng (Học viện Báo chí Tuyên truyền), “KNM có vai trò đặc biệt quan trọng để quyết định khả năng bạn có thể làm việc hiệu quả lâu dài hoặc làm lãnh đạo hay không? Đó là những thứ bạn không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn”. Phần đông những người Việt trẻ chỉ chăm chăm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những kỹ năng “cứng” (hard skills), nghĩa là những thứ thường xuất hiện trên hồ sơ lý lịch: bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc…, thế nhưng trên thực tế, World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Năng lực của  con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ; các nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội đã cho thấy để thành đạt trong sự nghiệp thì KNM (trí tuệ cảm xúc) chiếm đến 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Các nhà tuyển dụng vẫn thường nhắc lại một câu chuyện, cách đây chưa lâu, Tập đoàn sản xuất chip vi tính lớn nhất thế giới Intel (Mỹ) từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào VN, nhưng chỉ có vẻn vẹn 40 ứng viên đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và KNM. Rất nhiều ứng viên còn lại có kiến thức chuyên môn tốt nhưng hổng về KNM nghiêm trọng. Và Intel không phải là trường hợp cá biệt, có đến 80% nhà tuyển dụng than phiền rằng nhân viên trẻ quá yếu KNM, lơ ngơ, không đáp ứng được công việc dù có bằng cấp tốt.

Cần nhất là thái độ cầu tiến

Tuy quan trọng là thế, những KNM chưa thực sự được ngành giáo dục nước ta chú trọng, các bạn trẻ phải tự tích lũy là chính.  Lương Thế Vinh – người vừa đạt điểm thủ khoa ngành Kinh tế năm 2009 tại trường ĐH Cambridge (Anh) – chia sẻ: “Mọi người vẫn thường nghĩ rằng những học sinh được nhận vào Cambridge ắt hẳn phải vô cùng xuất sắc, có trình độ tiếng Anh siêu đẳng và kiến thức phổ thông rất giỏi, nhưng sự thật lại khác. Họ tìm những người sẽ giỏi, chứ chưa hẳn tìm những người đang giỏi. Đơn giản hơn, họ sẽ chiêu sinh những bạn trẻ có KNM cao. Đó là có hoài bão, có khát vọng, có kỹ năng để thực hiện những điều mình mơ ước. Nhưng hơi tiếc là ở VN, đa số học sinh chưa được trang bị KNM nên mất điểm khi thi tuyển rất nhiều”. Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Giáo dục VN, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu KNM, 37% sinh viên ra trường không tìm được việc làm do không đáp ứng đươc nhu cầu về KNM. Điều đó lý giải tại sao rất nhiều sinh viên sớm bươn chải, đi làm thêm khi còn đi học đã thành công hơn những “mọt sách”. Đã có không ít những bạn sinh viên chỉ biết chăm chú với bài vở, đạt điểm rất cao nhưng ra trường không xin được việc làm hoặc chỉ làm nhân viên bình thường. Người Việt thường gọi những người bằng cấp không cao nhưng sớm thành đạt là những người “lanh”, thực chất “lanh” cũng là KNM. Khi trường học không có nội dung đào tạo KNM, nhiều trung tâm đã mở ra các lớp đào tạo để đáp ứng nhu cầu cho bạn trẻ. Hầu hết các trung tâm đều giảng dạy theo hình thức trải nghiệm (trao đổi kỹ năng, kinh nghiệm, trò chơi, bài tập…). Các giảng viên dựa trên cách tiếp cận người học để khơi dậy sự vận động của học viên. Cách làm này khá hiệu quả, nhưng thực tế cho thấy, những lớp học này vẫn đìu hiu vì ít bạn trẻ chịu bỏ thời gian và tiền bạc để giam mình vào một lớp học dạng như thế này. Cách hiệu quả hơn là tạo các sân chơi mở để các bạn trẻ được vui chơi, vừa được giải trí vừa tự thu lượm kỹ năng cho mình. Hiện Trung ương Hội Sinh viên VN đang kết hợp với nhãn hàng Kotex Pro (Kimberly Clark VN) tổ chức chương trình “Chinh phục thử thách PRO” cho sinh viên từ 26 trường đại học trên toàn quốc tham gia. Mỗi đội thi gồm 5 người sẽ chọn một ngành nghề mình yêu thích để thuyết trình và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo. Nhà báo Tạ Bích Loan, Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan, MC Minh Hương cùng nhiều thành viên ban giám khảo khác đã thực sự mang lại nhiều tình huống thử thách KNM cho các bạn trẻ. Các vòng chung kết khu vực diễn ra giữa tháng 4 vừa qua đều thu hút rất đông sinh viên mnkhmvjhtham gia, chứng tỏ sự thành công của chương trình. Thế nhưng, rất hiếm khi các bạn trẻ có cơ hội được tham gia một sân chơi được tổ chức quy mô, bài bản để trau dồi KNM như vậy. Dù thiếu trầm trọng KNM nhưng nhiều người trẻ vẫn… không biết mình đang thiếu, và nếu nhận thức được cái sự thiếu ấy của mình, cũng chưa hẳn tìm được cách để trang bị thật nhanh, kịp với nhu cầu của cuộc sống. Câu trả lời cho câu hỏi “Điều gì quyết định đến thành công của việc thực hiện KNM?” thật ra lại khá đơn giản:  Đó không phải vì điều kỳ diệu từ những kỹ năng học được mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn. KNM có thể được học và rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong những tiêu chuẩn, chuẩn mực mà sách vở và các chuyên gia đã liệt kê. Và như vậy, chỉ cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi và hòa đồng, mỗi người có thể đưa ra những khái niệm và tự rèn luyện KNM cho chính mình, với nhiều cách khác nhau.

(Theo Lao Động Cuối tuần)

Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1

Từ “Power” ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink

1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn)

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức.

Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

2. Organize (tổ chức)

Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống.

3. Work (làm việc)

Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng ngheghi chép bài giảng, thuyết trình hoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm… tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.

4. Evaluate (đánh giá)

Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập.

5. Rethink (suy nghĩ lại – luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác)

Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng:

Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.

POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate, Rethink

(Nguồn: ketnoisunghiep.vn)

Resume Soft Skills

Examples of soft skills that you could integrate in your resume:

  • problem solving
  • communication team player skills
  • conflict management
  • interpersonal skills
  • planning and organization
  • leadership and motivation skills
  • initiative

Employers are realizing how a candidate’s soft skills can help them determine which potential employee should be offered the job. When you are short listed and there are two or three remaining candidates, your soft skills can give you that extra push that will win you the race.

Most job candidates do not emphasize their job skills nearly enough. Communication, team leadership and planning are all transferable skills and very useful to the candidates who are changing careers. Most job adverts specify ‘soft skills’ in their requirements.

When writing your resume for a specific job, include the soft skills required in the job description and design your other work accomplishments around them.

When marketing your soft skills, be sure to identify the specific soft skills the employer is requesting then build your resume around them. For example, when you begin describing your soft skills ask yourself questions like this, ‘What are my specific problem solving skills? How do I use problem solving on the job? Why is problem solving important in my job?’

Interview Skills Training

Our Interview Skills Training can be tailored as in-house programmes to address specific issues within your company.

Interview Training Objectives

*Understanding Interview Dynamics
*Getting the Most of your Interview Preparation
*Making the Right First, Second or Third Impression
*Learning how to Tackle Interview Nerves
*Feeling at Home in the Interviewing Arena
*Taking Care of the Interviewer
*Becoming a Good ‘Story-Teller’
*Understanding the Dynamics Around the Table
*Dressing for Interview Success
*Handling Difficult Interview Questions
*Handling Rejection
*Sharpening up your Personal Interviewing Style

Interview Skills

If you’re confident when going on a job interview or asking for a raise or a promotion, you’re one of the lucky ones.

Most people have an anxious time before, during and after their interviews: anxiety about how they’ll do; anxiety about how they’re doing; anxiety about how they did.

Our interview skills training will help you get to grips with your anxiety so you can actually enjoy the interview process and present yourself in the best possible light. When you can present yourself with ease, you have a much higher chance of getting the job you want.

Once you understand the dynamics of an interview situation (that odd posturing and positioning that can happen in interviews) then you can actually be more ‘in charge’ of the interview arena despite the possible power dynamics.

Whatever is said about having only one chance to make a good first impression at your interview, we believe you have any number of chances to make a good impression even if you fluff the first one.

Learning how to present yourself at an interview, how to dress appropriately, how to tell a good story about yourself and give relevant examples instead of reciting your CV, will all make you a far more interesting and accessible interviewee.

Always remember interviewing is hard on everyone: they want it to be you! They want their search to be over when you walk in the door. It’s up to you to make sure that happens.

Interview Skills is one area where a little training can go an awfully long way, and our Interview Skills Training is the kind that can last a lifetime.

5 Lời khuyên thành công – Kỹ năng dành cho bạn trẻ

Bạn nuôi ước mơ sẽ trở thành một doanh nghiệp thành công? Bạn đang “tập tành” bước vào thương trường?

Sau đây là những lời khuyên sẽ giúp bạn có được nền tảng tốt trong kinh doanh, tạo bước đến với thành công.

1. Trước khi làm việc gì phải suy xét kỹ.
Điều đầu tiên mà những nhà doanh nghiệp thành công là trước khi bắt đầu việc kinh doanh của họ, họ sẽ nghiên cứu vấn đề ở tầm nhìn xa trông rộng, để chắc chắn những gì họ hiểu về thương trường, đối thủ, và những gì họ có thể gặp.
Họ biết rằng họ không thể tạo ra một dịch vụ một cách hiệu quả nếu không biết những khả năng nào họ nổi trội hơn và những cơ hội nào giúp họ thành công. Họ tạo những kế hoạch kinh doanh, tạo những mục tiêu và làm tất cả những công việc “nền” cần thiết trước khi “lao” vào.

2. Bạn có thể làm ra tiền bằng cách làm việc… không công.
Một số nhà kinh doanh đạt được thành công như ngày nay một phần cũng nhờ vào sự tham gia tình nguyện những dự án trong cộng đồng. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội tăng thêm những kinh nghiệm, có những mối quan hệ và bắt đầu tham gia những tiến trình làm việc hệ thống quan trọng.
3. Một cơ hội tốt có thể đến bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào.
Thỉnh thoảng những cơ hội “tự trình diện” khi sự trông đợi của chúng ta không còn hy vọng! Những nhà kinh doanh thành công học cách giữ đôi mắt và đôi tai của họ mở to, để chào đón những cơ hội đến bất cứ lúc nào. Bạn chưa từng biết từ nơi nào công việc kinh doanh sẽ đến.
“Chìa khóa” là luôn luôn gieo những hạt giống. Bạn chưa từng biết chúng sẽ phát triển như thế nào, nhưng nhiều hơn khi bạn “phơi” chúng ra ngoài. Điều này nghĩa là hãy sẵn sàng nói về công việc kinh doanh bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu.
4. Từ công việc kinh doanh nhỏ có thể dẫn đến công việc kinh doanh lớn.
Thỉnh thoảng những chủ doanh nghiệp dùng tất cả thời gian để tìm kiếm một con cá lớn và không đếm xỉa gì đến những cơ hội nhỏ. Robyn Frankel, sở hữu một công ty P.R ở St. Louis, vừa học được rằng – những khách hàng với một công việc nhỏ có thể bắt đầu đem đến những cơ hội lớn. Bởi vậy, Frankel tham gia trong những dự án ngay cả khi chúng không có gì lớn lao cả, hoàn tất những dự án đó với sự tinh tường, và sau đó, sự nhiệt tình đã biến những cơ hội “con tép” ấy thành những “con tôm”!
5. Sự đam mê là quan trọng.
Không có gì bí mật để trở thành một nhà kinh doanh thành công là làm việc vất vả. Bạn cần phải yêu những gì bạn làm. Sự bắt đầu công việc kinh doanh của bạn có thể là một năng khiếu, nhưng bạn phải lao động cật lực bằng tất cả niềm đam mê, để có những cơ hội thỏa mãn ước mơ nghề nghiệp trong nền tảng công việc hàng ngày.