Ashley và câu chuyện thành công nhờ Internet

Whateverlife là một doanh nghiệp web;tình cờ. Ban đầu, năm 2004 Ashley tạo một trang để thử khả năng thiết kế của mình. Cô nói cô là một kẻ ngốc đối với HTML (một thuật ngữ về web). Nhưng vì muốn thu hút người sử dụng Internet, cô đã phát hiện cách làm thế nào cá thể hóa các trang web của mạng xã hội MySpace. Vì vậy, nhiều bạn học đã nhờ cô thiết kế hộ và từ đó, Ashley bắt đầu đăng các layout trên trang web của mình hằng ngày. Ban đầu là vài layout, sau rồi tăng lên hàng tá. Vào năm 2005, lưu lượng vào trang của cô quá tải. Cô cần cho riêng mình một chiếc máy chủ. Ashley đã đổi thiết kế web lấy việc miễn phí lưu ký web (Web hosting). Việc lưu ký web của cô đã gợi ý cho Google AdSense, một dịch vụ cung cấp quảng cáo cho một trang web và chi sẻ doanh thu. Còn cô, càng thu được nhiều lưu lượng truy cập, cô càng kiếm được nhiều tiền. Vào tháng 3/2006, một cộng sự của sáng lập MySpace Brad Greenspan đã tiếp cận với Ashley với đề nghị cô nhượng lại Whateverlife với 1,5 triệu USD. Cô từ chối. Ba tháng sau, người của Greenspan trở lại với đề nghị thứ hai 700.000 USD, một chiếc xe hơi và công việc kinh doanh của riêng cô trên Internet với ngân sách tiếp thị 2 triệu USD. Ashley vẫn từ chối. Cô nói cô muốn xem khả năng cô có thể đi đến đâu, cô muốn tự kinh doanh và cô có khán giả của riêng mình. Không hối tiếc. Cô mới chỉ 17 và giấc mơ của cô thật lớn, màu hồng trong một thế giới đầy hứa hẹn. Và nếu nó không thành sự thật, thì đó sẽ luôn là một trường học lớn Trong gần hai năm qua kể từ khi Whateverlife khởi động, cô đã bỏ ngang khi đang học trung học, mua một ngôi nhà, giúp đỡ đánh bóng tên tuổi các nghệ sĩ như Lily Allen, và từ chối các lời đề nghị mua công ty non trẻ của cô. Ashley được coi như một bằng chứng về nhân tài trên mạng, cho phép những người mới lập công ty, cạnh tranh về vốn, quy mô, địa điểm hay kinh nghiệm. Và cô là một ví dụ nhắc nhở rằng tài năng là không giới hạn tuổi tác. Cô đã kiếm được hơn 1 triệu USD nhờ hình mẫu kinh doanh web thân thiện với người sử dụng. Các cách sắp đặt (layout) trang MySpace của cô thuận tiện cho việc mặc cả giá cả của… chẳng thứ gì cả. Chúng là những thứ miễn phí. Nguồn thu đáng kể duy nhất của cô cho đến nay là quảng cáo. Theo thống kê của Google Analytics, Whateverlife thu hút hơn 7 triệu cá nhân và 60 triệu trang truy cập một tháng. Số lượng truy cập đó lớn hơn nhiều so với lượng phát hành của các tạp chí Seventeen, Teen Vogue và CosmoGirl! cộng lại. Mặc dù xếp hạng website khác nhau theo các phương pháp đánh giá khác nhau, nhưng Quantcast – một nguồn thống kê phổ biến trong giới quảng cáo – xếp hạng Whateverlife.com thứ 349 trong giữa tháng 7/2007 trong hơn 20 triệu trang Web. Ngay cả Ashley cũng không thể hoàn toàn tin vào bản thân “Tôi vượt qua cả Oprah!” (Oprah.com, trang Web của nữ dẫn chương trình nổi tiếng Oprah (Mỹ), xếp hạng 469). Ashley đã có ý tưởng đúng vào đúng thời điểm. Nóng lòng cá thể hóa các hồ sơ của mình, các cô gái cắt và dán mã HTML từ các layout của Whateverlife như trái tim, hoa, những người nổi tiếng… vào trang cá nhân của mình. Hãy thử nghĩ đó như việc thay đổi trang phục, một số teen thay đổi layout của mình rất thường xuyên. Những ngày này, cô và công ty của mình đang trải nghiệm mặt trái của sự tăng trưởng. Cô đang học làm thế nào trở thành sếp – của mẹ mình, bạn mình và những lập trình viên cô thuê gia công từ Ấn Độ. Và chính Whateverlife, một trong những trang web đầu tiên cung cấp layout của MySpace dành cho con gái, cũng cần phải trưởng thành. Ashley biết rằng cô cần nội dung mới – không chỉ là layout mới mà còn thêm nhiều chức năng để phân biệt Whateverlife với hàng nghìn trang web trong hệ thống mở rộng của MySpace. Đầu năm nay, cô đã tạo một tạp chí trực tuyến. Hình nền điện thoại di động là nguồn thu mới với mỗi lần tải về cô thu được từ 0,99 – 1,99 USD. Quản lý không đơn giản Điều hành một công ty đang lớn mà không có bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), đấy là chưa kể đến cô chưa có bằng cấp trung học, không đơn giản và Ashley còn phải đối mặt với sự phức tạp lớn khác. Các hiệp hội kinh doanh có thể quên cô mới chỉ 17 tuổi nhưng tòa án quận Wayne của Detroit thì không. Cô là người vị thành niên với một tài sản kếch xù. Đầu năm, một trát của tòa quy định cả Ashley hoặc cha mẹ cô không đủ tư cách quản lý tài chính của cô. Cho đến khi cô bước sang 18 tuổi, vào tháng 6 năm tới, tòa án sẽ chấp thuận quyền kiểm soát tài sản của Whateverlife. Sự sắp đặt đó, theo cô là ảnh hưởng đến khả năng cô phản ứng với thị trường vốn cực kỳ nhanh thay đổi này. Hơn nữa, đó là công ty của cô. Nếu cô muốn ký hợp đồng với các lập trình viên hay “tuyển dụng” mẹ cô, Ashley tự hỏi tại sao cô phải có sự chấp thuận của người giám hộ. Vì vậy, cô đã thuê một luật sư. Cô muốn giải phóng chính mình và được công nhận là người lớn, ở tuổi 17. Cô không thể ngồi đợi để được công nhận là người trưởng thành đến tận tháng 6 sang năm. Ashley không có các mối quan hệ và không có cô hay bác giàu có. Cô sinh trưởng trong một gia đình không trọn vẹn, cha mẹ ly hôn, không có ai học đại học ở cộng đồng lao động hạ lưu sông Detroit, bang Michigan, Ấn Độ. “Mẹ tôi vẫn không hiểu tôi làm được điều đó như thế nào”, Ashley nói. Công bằng mà nói, cô đã tiêu 8 USD của mẹ vào đăng ký tên miền cho khoản đầu tư ban đầu. Ashley vẫn không phải chi một xu cho quảng cáo.

6 Bí quyết thành công trong kinh doanh của người Nhật

Dưới đây là 6 điều có thể gọi là những “bí quyết” mà bạn có thể học được từ văn hóa kinh doanh của người Nhật.

1. Tôn trọng chính thẻ kinh doanh (name card) của mình

Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi  “name card” với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi kokan”. Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để “name card” hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác. Bạn học được gì? Việc trao đổi “name card” là một cách chúng ta biểu lộ sự quan trọng trong việc làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai. Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được “name card”, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu “quẳng” ngay chiếc “name card” của họ vào chiếc túi rối đóng “xoẹt” lại.

2. Học tập từ những người đi trước

Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn. Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn. Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người. Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày. Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

4. Khuôn mặt nghiêm khắc

Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu. Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp. Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

5. Làm hết mình, chơi hết mình

Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau. Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu. Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới. Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình. Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.

Khái quát về nhóm làm việc

1. Khái niệm nhóm: Một nhóm người làm việc trong cùng một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán hoàn toàn, có lẽ sẽ không có nhiều cơ hội cho sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu có bất kỳ ý tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển được.

Ngược lại, nhóm làm việc là phương thức có thể được tận dụng dù với những cá nhân ở những khoảng cách xa làm việc ở những dự án khác nhau.

Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết chung và nhiều hơn nữa. Nếu điều này diễn ra trong một nhóm người, hoạt động của họ sẽ được cải thiện bởi sự hỗ trợ chung (cả về thực tế lẫn lý thuyết).

2. Phân loại

2.1 Các nhóm chính thức

Các nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức. Chúng thường cố định, thực hiện công việc có tính thi đua, và có phân công rõ ràng. Họ có cùng chung tay nghề chuyên môn để giải quyết các vấn đề và điều hành các đề án.
Các nhóm ở mọi cấp độ được tổ chức theo chuyên môn và mang tính chất lâu dài để đảm đương các mục tiêu chuyên biệt. Các nhóm chức năng chính thức thường đưa ra những ý kiến chuyên môn theo các lĩnh vực riêng của họ.

2.2 Các nhóm không chính thức

Những nhóm người nhóm lại với nhau thất thường để làm việc theo vụ việc có tính chất đặc biệt nhằm giải quyết nhiều nhu cầu, như:

  • Các nhóm thực hiện theo dự án theo thời vụ,
  • Các nhóm linh động bàn thảo chiến lược hay cần dàn xếp từng vụ việc,
  • Các nhóm nóng cần vận dụng trí tuệ cho những đề án cần nhiều sáng tạo,
  • Chững lực lượng đặc nhiệm tạm thời giải quyết gấp rút những vấn đề đặc biệt trong thời gian ngắn

2.3 So sánh các nhóm chính thức và không chính thức

Nhóm càng chính thức càng cần được huấn luyện về khả năng lãnh đạo của nó về các mặt như: các quy tắc của công ty và các quy trình phải tuân theo, thực hiện các báo cáo, ghi chép tiến độ, và các kết quả đạt được trên cơ sở thông lệ.

Cũng thế, các nhóm không chính thức tuân theo những quy trình thất thường. Những ý kiến và những giải pháp có thể được phát sinh trên cơ sở tùy thời và các quy trình quản lý nghiêm ngặt hơn.

Tuy nhiên, cần nhớ là, dù chính thức hay không chính thức, việc lãnh đạo nhóm luôn phải hướng về các thành quả và có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau.

3. Các giai đoạn hình thành và phát triển

3.1 Hình thành

Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại. Mọi người đều rất giữ gìn và rụt rè.

Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực.

Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép kín.

Điều này đặc biệt đúng đối với một thành viên kém quan trọng và lo âu quá.

Nhóm phần lớn có xu hướng cản trở những người nổi trội lên như một người lãnh đạo.

3.2 Xung đột

Xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va chạm nhau, không ai chịu lùi một bước trước khi giơ nanh múa vuốt.

Điều quan trọng nhất là rất ít sự giao tiếp vì không có ai lắng nghe và một số người vẫn không sẵn sàng nói chuyện cởi mở.

Sự thật là, sự xung đột này dýờng nhý là một thái cực đối với nhóm làm việc của bạn nhưng nếu bạn nhìn xuyên qua cái bề ngoài tử tế và thấy được những lời mỉa mai, công kích, ám chỉ, có thể bức tranh sẽ rõ hơn.

3.3 Giai đoạn bình thường hóa
Sau đó là giai đoạn bình thường hóa. Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ.

Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm.

Sự tiến bộ lớn nhất là mọi ngýời có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó.

3.4 Giai đoạn hoạt động trôi chảy

Và cuối cùng là giai đoạn hoạt động trôi chảy.

Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.

Mục tiêu của giao tiếp – Các yếu tố cấu thành

Mục tiêu của giao tiếp - Các yếu tố cấu thànhTrong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc đời, công việc.

I. Mục tiêu của giao tiếp:

  • Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta;
  • Có được sự phản hồi từ người nghe;
  • Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe .
  • Truyển tải được những thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hõn những thành phần khác tham gia vào quá trình này.
  • Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn – cả trong đời tư và trong sự nghiệp.

II. Các yếu tố cấu thành

  • Sender: Người gửi thông điệp
  • Message: Thông điệp
  • Channel: Kênh truyền thông điệp
  • Receiver: Người nhận thông điệp
  • Feedback: Những phản hồi
  • Context: Bối cảnh

1. Người gửi…

Để trở thành một ngýời giao tiếp tốt, trước tiên bạn phải tạo được cho mình sự tin tưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh, điều này bao gồm việc thể hiện những hiểu biết của bạn về chủ đề, người tiếp nhận và bối cảnh truyền đạt thông điệp.

Bạn cũng phải biết được người tiếp nhận của mình (những cá nhân hay nhóm người mà bạn muốn truyền đạt thông điệp của mình tới). Việc không hiểu người mà mình sẽ truyền đạt thông điệp tới sẽ dẫn đến việc thông điệp của bạn có thể bị hiểu sai.
2. Thông điệp…

Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn.

Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động.


3. Kênh truyền đạt thông điệp…

Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo.

Có hai kênh chính:

  • Kênh giao tiếp chính thức (formal communication networks)
  • Kênh giao tiếp không chính thức (informal comm. networks)

3.1 Kênh giao tiếp chính thức

  • Từ cấp trên xuống cấp dưới (downward): hướng dẫn công việc, quan hệ công việc, quy trình, phản hồi, …
  • Từ cấp dưới lên cấp trên (upward): báo cáo, đề nghị, …
  • Giữa các đồng nghiệp (horizontal): hợp tác, giải quyết công việc, chia sẻ thông tin, thực hiện báo cáo, …

3.2 Kênh giao tiếp không chính thức: Các chức năng của kênh giao tiếp không chính thức:

  • Xác nhận thông tin;
  • Mở rộng thông tin;
  • Lan truyền thông tin;
  • Phủ nhận thông tin;
  • Bổ sung thông tin.

4. Người nhận thông điệp…

  • Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận. Không nghi ngờ gì là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi.
  • Hãy luôn nhớ là bản thân người nhận thông điệp cũng tham gia vào quá trình này với những ý tưởng và tình cảm có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp của bạn cũng như cách họ phản hồi lại thông điệp đó.
  • Để thành công, bạn cũng nên nghiên cứu trýớc những yếu tố này để hành động một cách hợp lý.

5. Những phản hồi…

  • Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các hình thức khác đối với thông điệp của bạn.
  • Hãy chú ý sát sao đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp của bạn hay không.

6. Bối cảnh…

  • Tình huống mà thông điệp của bạn được truyền đi chính là bối cảnh.
  • Nó có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ như văn hóa nơi làm việc, văn hóa quốc tế, vv.).

III. Giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55-65%
  • Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%
  • Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm khoảng 38%

1. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao
  • Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ
  • Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa

2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

  • Giọng nói
  • Diện mạo
  • Nụ cười
  • Nét mặt và ánh mắt
  • Điệu bộ và cử chỉ
  • Khoảng cách và không gian
  • Thời gian
  • Cơ sở vật chất

Giọng nói:

  • Độ cao thấp
  • Nhấn giọng
  • Âm lượng
  • Phát âm
  • Từ đệm
  • Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)
  • Cường độ (to-nhỏ)
  • Tốc độ (nhanh-chậm)


3. Phối hợp giao tiếp ngôn ngữ – phi ngôn ngữ:

  • Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau.
  • Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiện quả cao nhất.
  • Khi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ trái ngược nhau => điều gì quyết định ý nghĩa của thông điệp?